Ảnh minh họa: Bloomberg |
Đây là bước đi mới nhất của nước này nhằm bảo vệ sự thống trị của mình đối với một số kim loại chiến lược.
Đất hiếm gồm 17 kim loại có tính chất hóa học tương tự nhau, do sở hữu từ tính và cách thức phản ứng với ánh sáng đặc biệt nên được sử dụng rộng rãi cho xe điện, turbine gió cùng nhiều thiết bị điện tử. Chúng chia thành hai nhóm chính là đất hiếm nhẹ (LREE, từ lanthanum đến europium) và đất hiếm nặng (HREE, từ gadolinium đến lutetium).
Trung Quốc vốn chiếm gần 70% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu và gần 85% công suất xử lý toàn cầu trong năm 2022.
Năm 2022, Trung Quốc đã siết chặt đáng kể loạt quy định xuất khẩu khoáng sản quan trọng. Vào tháng 8/2022, nước này áp đặt hạn chế bán gallium và germanium, hai kim loại dùng cho sản xuất chip. Đến tháng 12/2022, graphite cũng chịu sự kiểm soát tương tự.
Theo công ty tư vấn Benchmark Mineral Intelligence, 99% HREE toàn cầu do Trung Quốc tinh chế. Dây chuyền hiện tại của phương Tây chỉ xử lý được LREE.
Các nước phương Tây đang tìm cách khởi động các hoạt động chế biến đất hiếm riêng nhưng lệnh cấm của Trung Quốc đã tác động rất lớn, nhất là HREE sử dụng trong động cơ điện, thiết bị y tế và vũ khí. Trung Quốc gần như độc quyền về tinh luyện HREE .
Trung Quốc đã thắt chặt đáng kể các quy định hướng dẫn xuất khẩu một số kim loại vào năm nay, trong cuộc chiến leo thang với phương Tây về quyền kiểm soát các khoáng sản quan trọng.
Hiện chưa rõ công nghệ đất hiếm của Trung Quốc thực sự được xuất khẩu ở mức độ nào. Nhưng Constantine Karayannopoulos- cựu Giám đốc điều hành của Neo Performance Materials, công ty chuyên phân tách đất hiếm ở Estonia- cho biết Bắc Kinh đã không khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm.