Trong năm 2024, khu vực hạ nguồn sông Mekong bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nắng nóng và khô hạn nhưng lượng nước được xả ra từ các con đập thủy điện thượng nguồn thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố dự án kênh đào Phù Nam (Techo) sẽ được khởi công vào tháng 8.2024. Trước khi kênh đào này được thực hiện, dòng sông Mekong đang gánh chịu những tác động nặng nề từ các đập thủy điện thượng nguồn.
Đập thủy điện Nọa Trát Độ - con đập lớn nhất trên sông Mekong, đang tiếp tục làm giảm lưu lượng dòng chảy của sông Mekong vì tích nước sớm hơn thường lệ |
Bản tin cập nhật từ MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện Mekong) cho biết: Ngay trong đầu mùa mưa, trong tuần từ 27.5 - 2.6, các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong đã tích một lượng nước lớn hơn 2,27 tỉ m3. Tích nhiều nước nhất là đập Hoàng Đăng (Trung Quốc) với 175 triệu m3 và đập Nọa Trát Độ (Trung Quốc) tới 2,19 tỉ m3. Những hoạt động tích nước lớn như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các quá trình sinh thái đầu mùa mưa.
Thủ tướng Campuchia công bố thời điểm khởi công kênh đào Phù Nam-Techo
Campuchia khẳng định không biến kênh đào Phù Nam Techo thành vấn đề khu vực
Việt Nam chưa có đủ thông tin về tác động của kênh đào Funan Techo
Điển hình nhất là đập thủy điện Nọa Trát Độ - con đập lớn nhất trên sông Mekong, đang tiếp tục làm giảm lưu lượng dòng chảy của sông Mekong vì tích nước sớm hơn thường lệ. Mới cuối tháng 4, mực nước trong hồ chứa đã tăng hơn 15m, với lượng nước tích trữ hơn 4 tỉ m3. Hồ chứa này đã vượt mức tối đa của năm 2023 và đang tiến gần đến mức của năm 2022. Hiện tại, hồ chứa tại Nọa Trát Độ đã được lấp đầy tương đối. Việc tích nước sớm của con đập này cũng như các con đập khác trên dòng Mekong đang tác động xấu đến quá trình sinh thái của dòng sông, đặc biệt ở khu vực hạ lưu.
Cũng theo MDM, tuần trước đã đánh dấu sự kết thúc của mùa khô năm 2024. Trong 6 tháng mùa khô vừa qua, mực nước sông đã thấp hơn nhiều so với các năm trước. Nguyên nhân là do lượng nước xả từ các đập thủy điện tương đối thấp. Các báo cáo hàng tuần cho thấy tổng lượng nước xả từ các con đập trên toàn lưu vực trong năm nay thấp hơn nhiều so với 3 mùa khô trước đó.
Sự khác biệt lớn nhất đến từ các đập thủy điện Trung Quốc, nơi mà sản lượng thủy điện được sản xuất đã giảm nhiều hơn so với các năm trước, nhiều hồ chứa đầy nước. Thậm chí, lượng nước xả từ các con đập lớn ở miền trung Lào đã vượt qua lượng nước xả của Trung Quốc. Hoạt động của 12 con đập thủy điện từ Trung Quốc có tác động đáng kể đến khu vực hạ lưu.