Khoa học - Công nghệ

Xe 360

Túi khí, trang bị an toàn không thể thiếu trên xe hơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày nay, túi khí được xem là trang bị an toàn không thể thiếu trên xe hơi. Vậy túi khí là gì và vì sao nó lại cần thiết đến như thế trên xe hơi?

Một chiếc ô tô được đánh giá có độ an toàn cao bắt buộc phải trang bị các túi khí
Một chiếc ô tô được đánh giá có độ an toàn cao bắt buộc phải trang bị các túi khí



Túi khí là gì?

Túi khí là thiết bị an toàn cơ bản và cần thiết trên xe hơi được tạo ra để hạn chế những chấn thương nghiêm trọng cho hành khách ngồi trên xe khi xảy ra va chạm.

Túi khí trên xe hơi thường được tạo nên từ chất liệu vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết.


 

Túi khí ở khu vực người lái thường thấy trên xe hơi được lắp đặt trên vô lăng
Túi khí ở khu vực người lái thường thấy trên xe hơi được lắp đặt trên vô lăng


Các túi khí hiện tại được sử dụng trên xe được bắt nguồn từ một hệ thống đã được sử dụng trên máy bay vào năm 1940. Người được xem đã phát minh ra hệ thống túi khí trên xe hơi là Jonh W. Hetrick vào năm 1951.

Từ lúc ban đầu chỉ trang bị 2 túi khí cho mỗi xe hơi, đến nay có những chiếc xe được trang bị tới 14 túi khí. Cùng với đó, công nghệ túi khí cũng đã có những cải tiến vô cùng hiện đại nhằm tối ưu hóa khả năng bảo vệ người ngồi trong xe.


Túi khí hoạt động như thế nào?

Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.

Quá trình hoạt động của túi khí trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,... để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.


 

 Khi xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây
Khi xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây



Tiếp theo, ngòi nổ sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng để giảm tác động lên người ngồi trên xe, đồng thời khí này ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một khoảng trống cần thiết để quan sát.

Minh Kha (thanhnien)
Ảnh: Reuters

Có thể bạn quan tâm