Thời sự - Sự kiện

Thời sự trong nước

Vụ sập cầu Phong Châu: Sáng 10-9 vẫn chưa thể tiến hành cứu hộ, cứu nạn do nước lũ dâng cao, chảy xiết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nước lũ lên cao, chảy xiết trên sông Hồng nên đầu giờ sáng nay 10-9, cơ quan chức năng vẫn chưa thể thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.

Sáng 10-9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), cho biết đầu giờ sáng nay nước lũ lên cao, chảy xiết, công tác cứu nạn, cứu hộ chưa thể thực hiện. Chỉ khi nước rút, lực lượng chức năng mới có thể tổ chức cứu nạn, cứu hộ.

Lực lượng chức năng phải thức thâu đêm để tìm phương án cứu nạn, cứu hộ

Lực lượng chức năng phải thức thâu đêm để tìm phương án cứu nạn, cứu hộ

Theo ông Hùng, nhiều cán bộ, chiến sĩ của Sở chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn đã thức xuyên đêm để đánh giá tình hình, tìm phương án cứu nạn, cứu hộ. Nhiều phương án cứu nạn cứu hộ đã được đưa ra song chỉ khi đảm bảo an toàn thì việc này mới thực hiện.

Theo ghi nhận phóng viên Báo Người Lao Động, sáng 10-9, tại khu vực cầu Phong Châu sập có xuất hiện mưa nhỏ, rải rác. Nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết hơn hôm 9-9, khó khăn cho lực lượng chức năng.

Tại gần hiện trường khu vực cầu sập, nhiều người nhà của các nạn nhân bị mất tích vẫn ngóng trông tin tức của người thân. Nhiều người khóc nấc, được người dân và lực lượng chức năng động viên trong lúc khó khăn.

Nước lũ lên cao gây khó khăn cho công tác cứu nạn, cứu hộ

Chị Y. (trú tại huyện Tam Nông), cho biết chị thức từ chiều hôm qua (9-9) để mong ngóng tin từ em trai mình tên Ch., là tài xế xe tải bị mất tích khi cầu Phong Châu sập. Em trai chị chạy xe tải thuê tại một công ty trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, nước lũ dâng cao, nước chảy xiết nên chưa thể thực hiện công tác cứu nạn.

Tuy nhiên, nước lũ dâng cao, nước chảy xiết nên chưa thể thực hiện công tác cứu nạn.

Theo chị Y., bình thường em trai chị chạy xe trên địa bàn huyện Hạ Hoà, khi sự cố sập cầu không ai nghĩ người nhà mình lại là nạn nhân. "Sau khi xảy ra sự việc, 10 phút sau công ty gọi điện định vị chiếc xe em trai tôi nằm ở đúng vị trí chiếc cầu. Gia đình tôi tá hoả gọi điện nhưng em tôi không nghe máy nữa" - chị Y. nghẹn ngào nói trong nước mắt.

Nước cuồn cuộn, dâng cao.
Nước cuồn cuộn, dâng cao.

Tới hiện trường, chị Y. được cơ quan chức năng xem camera thì xác định chiếc xe đúng của em trai chị đã bị rơi xuống sông khi cầu Phong Châu sập. "Em trai tôi là lao động chính trong gia đình, nuôi vợ, con và 2 bố mẹ già. Từ hôm qua gia đình không dám cho vợ xuống dưới đây vì lo em không chịu nổi. Bây giờ chỉ mong sớm tìm được em, để đưa em về với gia đình" - chị Y. khóc nấc nói.

Nhiều người nhà tập trung trông mong thông tin về người thân mất tích

Nhiều người nhà tập trung trông mong thông tin về người thân mất tích

Theo chị Y., sau khi sự cố xảy ra, cơ quan chức năng rất nhiệt tình giúp đỡ, hỏi thăm động viên, cũng như công tác cứu nạn, cứu hộ. Tuy nhiên, nước dâng cao, dòng chảy xiết nên chưa thể thực hiện công tác tìm kiếm.

Chị Y. khóc nấc ngóng tin em trai

Chị Y. khóc nấc ngóng tin em trai

Nhiều người khóc nấc được các nữ chiến sĩ công an động viên

Nhiều người khóc nấc được các nữ chiến sĩ công an động viên

Theo Nguyễn Hưởng - Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm