Được thiết kế để khắc phục những thiếu sót của Windows 8, Windows 10 không chỉ là một sản phẩm công nghệ mà còn là nỗ lực của công ty nhằm khôi phục niềm tin từ người dùng sau những thất bại trước đó, đặc biệt là của Windows 8 và Windows Phone.
Trong bối cảnh Windows 7 sắp hết hỗ trợ và nhiều người dùng vẫn trung thành với hệ điều hành này, Microsoft đã quyết định cung cấp bản nâng cấp miễn phí lên Windows 10 cho người dùng Windows 7 và 8.1. Chiến dịch khuyến khích cập nhật diễn ra khá mạnh mẽ theo nhiều hình thức khác nhau, từ quảng cáo cho đến nhắc nhở trên màn hình. Tuy nhiên, việc triển khai Windows 11 không diễn ra như mong đợi khi nhiều người dùng phải đối mặt với một phiên bản chưa hoàn thiện, dẫn đến những phản hồi tiêu cực về hiệu suất của hệ điều hành.
Vài tháng sau đó, tháng 11.2015, Microsoft đã phát hành bản cập nhật 1511 nhằm cải thiện một số vấn đề được ghi nhận nhưng vẫn không thể xóa bỏ những chỉ trích ban đầu. Trong khi đó, Windows 10 Mobile được kỳ vọng sẽ thay thế Windows Phone gặp nhiều khó khăn và không được sự chấp nhận từ người dùng. Trong khoảng thời gian này, các thiết bị mới như Surface Pro 4, Lumia 950 và 950 XL cũng đã được ra mắt nhưng tất cả đều gặp vấn đề về phần cứng.
Đến năm 2016, khi mà sự nhiệt tình của người dùng đối với Windows 10 bắt đầu giảm sút, Microsoft đã phát hành "bản cập nhật kỷ niệm" dành cho Windows 10 nhằm mang đến tính năng mới như Windows Ink và ứng dụng Skype. Trong số này, Skype là ứng dụng dựa trên UWP - một công nghệ hứa hẹn cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng tương thích với cả máy tính và điện thoại di động.
Vào năm 2017, Microsoft đã khởi động "Kỷ nguyên của người sáng tạo" với hai bản cập nhật lớn bằng việc đặt cược rất nhiều vào lĩnh vực 3D và thực tế hỗn hợp khi giới thiệu Paint 3D và nền tảng Windows Mixed Reality. Tuy nhiên, những đổi mới này không thu hút được sự chú ý như mong đợi và Windows 10 Mobile cuối cùng trở thành một thất bại lớn khi nhận bản cập nhật quan trọng cuối cùng vào năm 2017.
Những năm tiếp theo, Microsoft đã chuyển hướng phát triển, tập trung vào việc cải thiện tính ổn định của hệ điều hành hơn là giới thiệu các tính năng mới mang tính sáng tạo. Điều này dẫn đến một giai đoạn mà nhiều người gọi là "chế độ bảo trì" cho Windows 10, khiến các bản cập nhật của nó trở nên kém thú vị hơn.
Cuối cùng, Microsoft đã công bố Windows 11 vào năm 2021, đánh dấu một bước chuyển mình trong chiến lược phát triển. Phiên bản mới này không còn hỗ trợ phần cứng cũ mà chỉ dành cho các máy tính hiện đại hơn, dẫn đến những rào cản cho nhiều người dùng muốn nâng cấp.
Theo Kiến Văn (TNO)