Xã hội

Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định phê duyệt chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025" do Bộ Thông tin và Truyền thông trình.

 Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Chụp màn hình.
Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Chụp màn hình.


Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, chương trình đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, cụ thể:

Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng chính sách và lấy ý kiến của trẻ em đối với các cơ chế, chính sách tác động đến trẻ em trên môi trường mạng;

Cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương khi để xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng gây hậu quả nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý.

Đặc biệt, chương trình đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em trong việc quản lý, giám sát trẻ em tiếp cận và tương tác trên môi trường mạng.

Đề xuất nghiêm cấm mọi hình thức tạo lập, lưu trữ, chia sẻ với mục đích vi phạm pháp luật các hình ảnh, video clip trong đó trẻ em là đối tượng bị xâm hại tình dục.

Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, ứng dụng và nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Bên cạnh những giải pháp về mặt pháp lý thì chương trình cũng đề ra một loạt các giải pháp giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng.

Trong đó chương trình có khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.

Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên Internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.

Hơn nữa, chương trình cũng đề ra các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ như: Thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất.

Đưa vào sử dụng trong ngành giáo dục và đào tạo các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các kho học liệu, xuất bản phẩm điện tử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trên môi trường mạng...

https://laodong.vn/xa-hoi/xam-hai-tre-em-tren-moi-truong-mang-co-the-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-916687.ldo

Theo LƯƠNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm