Điểm đến Gia Lai

Yang Trung, đất nào cây ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với phương châm “đất nào, cây ấy”, người dân xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã tận dụng quỹ đất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, canh tác những loại cây trồng phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 
Cùng chúng tôi đến tham quan Trang trại hoa hòe ở làng Tnang và một số vườn cây ăn quả từ dự án “Chuyển đổi cây trồng” hiệu quả, bà Đặng Thị Phương Đông-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Trung-cho biết: “Đến nay, xã đã chuyển đổi cây trồng trên diện tích 459,8 ha. Tùy vào điều kiện về đất đai thổ nhưỡng, xã từng bước quy hoạch thành 3 vùng sản xuất với các loại cây trồng chủ lực như: cây dược liệu, cây ăn quả và rau màu. Đặc biệt, mấy năm gần đây, chúng tôi chủ động thu hẹp diện tích cây bông, bắp, mì, bạch đàn và một số diện tích trồng mía để chuyển sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, như: cây hoa hòe, nhãn lai, mãng cầu Thái...”. 
Với phương châm “đất nào, cây ấy”, cùng với trồng các loại cây ăn quả hiệu quả cao, lâu dài, các hộ dân xã Yang Trung còn đầu tư trồng các loại cây dược liệu như: cà gai leo, đương quy… 100% diện tích cây trồng dùng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước; sử dụng các giống có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. 
Yang Trung, đất nào cây ấy (GLO)- Với phương châm “đất nào, cây ấy”, người dân xã Yang Trung (huyện Kông Chro) đã tận dụng quỹ đất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, canh tác những loại cây trồng phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Cùng chúng tôi đến tham quan Trang trại hoa hòe ở làng Tnang và một số vườn cây ăn quả từ dự án “Chuyển đổi cây trồng” hiệu quả, bà Đặng Thị Phương Đông-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Trung-cho biết: “Đến nay, xã đã chuyển đổi cây trồng trên diện tích 459,8 ha. Tùy vào điều kiện về đất đai thổ nhưỡng, xã từng bước quy hoạch thành 3 vùng sản xuất với các loại cây trồng chủ lực như: cây dược liệu, cây ăn quả và rau màu. Đặc biệt, mấy năm gần đây, chúng tôi chủ động thu hẹp diện tích cây bông, bắp, mì, bạch đàn và một số diện tích trồng mía để chuyển sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, như: cây hoa hòe, nhãn lai, mãng cầu Thái...”. Với phương châm “đất nào, cây ấy”, cùng với trồng các loại cây ăn quả hiệu quả cao, lâu dài, các hộ dân xã Yang Trung còn đầu tư trồng các loại cây dược liệu như: cà gai leo, đương quy… 100% diện tích cây trồng dùng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước; sử dụng các giống có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Anh Nguyễn Văn Hải-quản lý Trang trại hoa hòe-cho hay: Cây hoa hòe được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, dễ trồng lại cho thu hoạch quanh năm. Năm 2020, trang trại đầu tư trồng trên diện tích 21 ha. Hiện vườn cây phát triển rất tốt và đã cho thu bói, ước mỗi tháng thu hoạch 8-9 tấn hạt khô. Với giá bán dao động 130-150 ngàn đồng/kg hạt khô, mỗi tháng trang trại có nguồn thu trên 600 triệu đồng. Hiện trang trại đang tạo việc làm cho 20 lao động, thu nhập trung bình 200 ngàn đồng/người/ngày, đã bao ăn cơm trưa, tối. Dự kiến thời gian tới, trang trại sẽ mở rộng thêm 30 ha. Chúng tôi đến tham quan vườn mãng cầu Thái của chị Vũ Thị Hồng (làng Tnang) khi trời đã về chiều. Mời khách thưởng thức quả mãng cầu Thái to, ngọt chín tại vườn, chị Hồng chia sẻ: “Sau gần 5 năm trồng bắp và mía cho hiệu quả không cao, giá cả bấp bênh, có năm thua lỗ. Sau khi đi một số địa phương và học hỏi kinh nghiệm, tôi nhận thấy trồng mãng cầu Thái mang lại lợi nhuận cao, dễ trồng, dễ chăm bón, thu hoạch nên mạnh dạn đầu tư cây giống, phân hữu cơ, cải tạo đất và trồng hơn 2,5 ha trên đất trồng mía, bắp cũ. Nhìn chung, cây mãng cầu Thái phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mỗi năm cho thu 2 vụ. Theo ước tính, với giá bán 30-40 ngàn đồng/kg, gia đình tôi sẽ có lãi từ 100 đến 120 triệu đồng/vụ. Từ ngày có sản phẩm, nhiều thương lái đến mua và cũng rất đông bà con địa phương, kể cả một số cán bộ khuyến nông của xã, huyện cũng đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng trên các địa bàn”. Cũng như chị Hồng, ông Vũ Văn Tuyên là một trong những người ở làng Tnang mạnh dạn chuyển đổi từ cây bắp, mì, mía… sang trồng nhãn lai. Ông cho biết: Sau khi khảo sát đất, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương, đầu năm 2018, ông quyết định chuyển đổi 2 ha đất để trồng nhãn lai. Sau gần 4 năm, vườn nhãn lai đã cho thu hoạch với lượng quả nhiều, chất lượng, giá bán lại cao. “Mỗi đợt thu hoạch, gia đình tôi thu về hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, tôi quyết định trồng thêm 1 ha nữa và nếu thị trường tiêu thụ tốt, gia đình tôi sẽ tiếp tục phát mở rộng diện tích”-ông Tuyên nói. LÊ QUANG Anh Nguyễn Văn Hải giới thiệu về cây hoa hòe. Ảnh: Lê Quang
Anh Nguyễn Văn Hải giới thiệu về cây hoa hòe. Ảnh: Lê Quang
Anh Nguyễn Văn Hải-quản lý Trang trại hoa hòe-cho hay: Cây hoa hòe được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, dễ trồng lại cho thu hoạch quanh năm. Năm 2020, trang trại đầu tư trồng trên diện tích 21 ha. Hiện vườn cây phát triển rất tốt và đã cho thu bói, ước mỗi tháng thu hoạch 8-9 tấn hạt khô. Với giá bán dao động 130-150 ngàn đồng/kg hạt khô, mỗi tháng trang trại có nguồn thu trên 600 triệu đồng. Hiện trang trại đang tạo việc làm cho 20 lao động, thu nhập trung bình 200 ngàn đồng/người/ngày, đã bao ăn cơm trưa, tối. Dự kiến thời gian tới, trang trại sẽ mở rộng thêm 30 ha. 
Chúng tôi đến tham quan vườn mãng cầu Thái của chị Vũ Thị Hồng (làng Tnang) khi trời đã về chiều. Mời khách thưởng thức quả mãng cầu Thái to, ngọt chín tại vườn, chị Hồng chia sẻ: “Sau gần 5 năm trồng bắp và mía cho hiệu quả không cao, giá cả bấp bênh, có năm thua lỗ. Sau khi đi một số địa phương và học hỏi kinh nghiệm, tôi nhận thấy trồng mãng cầu Thái mang lại lợi nhuận cao, dễ trồng, dễ chăm bón, thu hoạch nên mạnh dạn đầu tư cây giống, phân hữu cơ, cải tạo đất và trồng hơn 2,5 ha trên đất trồng mía, bắp cũ. Nhìn chung, cây mãng cầu Thái phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mỗi năm cho thu 2 vụ. Theo ước tính, với giá bán 30-40 ngàn đồng/kg, gia đình tôi sẽ có lãi từ 100 đến 120 triệu đồng/vụ. Từ ngày có sản phẩm, nhiều thương lái đến mua và cũng rất đông bà con địa phương, kể cả một số cán bộ khuyến nông của xã, huyện cũng đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng trên các địa bàn”.
Cũng như chị Hồng, ông Vũ Văn Tuyên là một trong những người ở làng Tnang mạnh dạn chuyển đổi từ cây bắp, mì, mía… sang trồng nhãn lai. Ông cho biết: Sau khi khảo sát đất, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương, đầu năm 2018, ông quyết định chuyển đổi 2 ha đất để trồng nhãn lai. Sau gần 4 năm, vườn nhãn lai đã cho thu hoạch với lượng quả nhiều, chất lượng, giá bán lại cao. “Mỗi đợt thu hoạch, gia đình tôi thu về hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, tôi quyết định trồng thêm 1 ha nữa và nếu thị trường tiêu thụ tốt, gia đình tôi sẽ tiếp tục phát mở rộng diện tích”-ông Tuyên nói.
LÊ QUANG

Có thể bạn quan tâm