Nước ép trái cây chứa nhiều đường
Chúng ta đều biết rằng bản thân trái cây tươi có hàm lượng đường cao, một khi được ép thành nước trái cây, một lượng lớn cellulose vốn có trong trái cây sẽ bị loại bỏ dưới dạng cặn bã.
Đồng thời, đường trong đó sẽ được giải phóng hoàn toàn, các chất phụ gia được thêm vào trong quá trình chế biến, dẫn đến lượng đường trong nước ép trái cây cao hơn so với ăn trái cây trực tiếp.
Fructose ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu
Tác dụng của đường fructose đối với nồng độ axit uric trong máu chủ yếu đến từ hai phương diện. Một mặt có thể làm tăng axit uric trong máu, mặt khác có thể làm giảm bài tiết axit uric.
Quá trình chuyển hóa fructose trong cơ thể chúng ta cần có sự tham gia của purine. Vì vậy lượng fructose được chuyển hóa càng nhiều thì hàm lượng purine được tạo ra trong cơ thể càng cao.
Nếu lượng đường fructose tiếp tục quá cao, quá trình bài tiết axit uric của thận cũng sẽ bị ức chế.
Nghiên cứu của khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe Hoa Kỳ, cho thấy, đồ uống có hàm lượng đường fructose cao (dù là nước trái cây tổng hợp nhân tạo hay nước trái cây nguyên chất tự nhiên) và lượng đường fructose dinh dưỡng có liên quan đến việc tăng nồng độ axit uric trong máu.