4 cách xử lý vết thương đối với người bị tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chăm sóc sức khỏe là điều mà bạn phải làm thường xuyên. Với bệnh nhân tiểu đường, những thương tích nhỏ đôi khi gây hậu quả lớn và nghiêm trọng. 
Nếu bạn có bất kỳ vết cắt hoặc trầy xước ở bất kỳ phần nào của cơ thể, hãy áp dụng sơ cứu. Nếu nó không hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn có bất kỳ vết cắt hoặc trầy xước ở bất kỳ phần nào của cơ thể, hãy áp dụng sơ cứu. Nếu nó không hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vết thương lâu lành, biến chứng… là những vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường mà bạn không nên xem nhẹ.
Sau đây là một số cách xử lý vết thương khi bị tiểu đường, theo The Health Site.
1. Kiểm tra vết thương thường xuyên
Bạn cần phải làm điều này như một thói quen hằng ngày của bạn. Kiểm tra cơ thể của bạn cẩn thận để xem có vết đứt tay/chân, mụn nước và sưng bàn chân hay không.
Bạn phải cảnh giác thêm nếu bạn bị mất cảm giác ở bàn chân. Đây là triệu chứng là phổ biến đối với bệnh nhân tiểu đường. Bất kỳ sự lơ là nào từ phía bạn đều có thể dẫn đến việc cắt cụt chi. Trên thực tế, đây là một biến chứng rất phổ biến của bệnh tiểu đường, theo The Health Site.
Nếu bạn có bất kỳ vết cắt hoặc trầy xước ở bất kỳ phần nào của cơ thể, hãy áp dụng sơ cứu. Nếu nó không hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Đừng coi nhẹ chuyện ăn mặc
Mặc quần áo đúng cách rất quan trọng và bạn cần thay quần áo thường xuyên. Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn vì mặc quần áo sạch và đúng cách sẽ duy trì độ ẩm xung quanh vết thương. Không làm như vậy sẽ trì hoãn quá trình chữa bệnh. Nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để làm điều này đúng cách, theo The Health Site.
3. Duy trì lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu càng cao, vết thương của bạn càng lâu lành. Vì vậy, bạn cần chăm sóc đúng cách bệnh tiểu đường của mình và kiểm soát nó.
Nếu bạn có thể làm như vậy, nó sẽ thúc đẩy quá trình lành bệnh. Nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo mức hấp thu hằng ngày về protein, vitamin, khoáng chất và kẽm.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn duy trì lượng đường trong máu, và bạn sẽ thấy vết thương của mình mau lành hơn.
4. Tập thể dục thường xuyên
Điều này kích thích sự lưu thông máu. Việc tập thể dục sẽ thúc đẩy lưu lượng máu đến chân và tránh bị tê. Vì vậy, bạn cần rèn luyện thói quen tập thể dục hằng ngày.
Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym, thay vào đó, bạn có thể đi dạo, tập yoga hoặc tập thể dục tại nhà. Bất kỳ hoạt động thể chất cũng đều có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tổng thể nói chung cũng như khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường nói riêng, theo The Health Site.
Theo Quyên Quân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm