Sức khỏe

5 dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị thiếu sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thiếu sắt là một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu.

Những thực phẩm giàu chất sắt. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Những thực phẩm giàu chất sắt. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Còn được gọi là thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta thiếu một lượng sắt đủ để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp chúng vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ có thai và đang hành kinh do mất máu trong kỳ kinh. Nhưng ngay cả nam giới và phụ nữ lớn tuổi cũng có nguy cơ phát triển tình trạng này. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến chảy máu trong, tim to và suy tim.
Tin tốt là tình trạng này có thể dễ dàng được điều trị bằng cách bổ sung sắt thường xuyên, nhưng trước tiên, điều quan trọng là phải được chẩn đoán đúng lúc. Cơ thể chúng ta xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thiếu sắt. Bạn chỉ cần xác định những dấu hiệu đó ở giai đoạn đầu và hành động phù hợp. Tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu do thiếu sắt, theo Times of India.
1. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Ảnh: SHUTTERTOCK
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Ảnh: SHUTTERTOCK
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Điều này xảy ra do cơ thể bạn không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ hemoglobin, một lượng ô xy đủ sẽ không đến được các mô và cơ của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức.
Bên cạnh đó, tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để di chuyển nhiều máu giàu ô xy hơn đi khắp cơ thể. Công việc quá tải này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
2. Da nhợt nhạt, xanh xao
Hemoglobin tạo ra màu đỏ cho máu và làm cho làn da của chúng ta trông khỏe mạnh. Mức độ sắt trong cơ thể thấp khiến máu ít đỏ hơn và da của chúng ta trông nhợt nhạt. Da nhợt nhạt hoặc màu nhợt nhạt bên trong mí mắt dưới cũng cho thấy thiếu máu do thiếu sắt. Trong tình trạng này, mặt, nướu răng, môi, mí mắt dưới và móng tay của người đó sẽ “rất nhạt màu”.
3. Khó thở
Hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể. Khi mức độ hemoglobin trong cơ thể thấp do thiếu sắt, cơ thể bạn khó cung cấp ô xy cho các mô. Khi cơ bắp của bạn không được cung cấp đủ ô xy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ hoặc làm bất kỳ việc nào khác.
4. Tim đập nhanh
Tim đập nhanh có thể là một triệu chứng khác của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Hàm lượng hemoglobin trong máu thấp đồng nghĩa với việc tim của chúng ta phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển ô xy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều. Nếu không được điều trị, nó cũng có thể dẫn đến tim to, tiếng thổi ở tim hoặc suy tim.
5. Da khô, tóc hư tổn
Da khô, tóc hư tổn và móng tay giòn là những dấu hiệu cho thấy mức độ sắt trong cơ thể thấp. Ít ô xy cung cấp cho các tế bào do thiếu hemoglobin trong máu có thể làm cho da và tóc của bạn bị khô và hư tổn. Khi da và tóc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nó sẽ trở nên khô và yếu.
6. Khi nào cần gặp với bác sĩ?
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác nhận xem bạn có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống và kê đơn bổ sung sắt cho bạn.
Lượng tiêu thụ chất sắt là 8,7 mg/ngày cho nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi. Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi nên tiêu thụ 14,8mg/ngày, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm