6 cách để ăn ít muối giúp giảm nguy cơ bệnh tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ thể sẽ tiếp nhận một lượng muối nhất định theo các thực phẩm ăn hàng ngày, nhưng nếu ăn muối quá nhiều sẽ khiến tăng huyết áp, căng thẳng tim mạch, và phát sinh nhiều bệnh.
 

 Nguồn: Thenutritionalchemy
Nguồn: Thenutritionalchemy




Tác hại của ăn nhiều muối

Huyết áp: Ăn quá nhiều muối có ánh hưởng đến tăng huyết áp, hoặc dẫn đến nguy cơ huyết áp cao.

Sức khỏe tim mạch: Nếu những người bị bệnh tim hoặc suy tim sung huyết, chế độ ăn có nhiều muối có thể gây ứ nước, dẫn đến khó thở và phải nhập viện.

Ảnh hưởng đến chức năng thận. Thận có chức năng lọc móc, quá trình lọc máu bao gồm việc điều chỉnh lượng nước giữ lại trong máu hoặc "giải phóng" dưới dạng nước tiểu.

Người bị bệnh thận, nạp quá nhiều muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến thận hoạt động kém, khó thải chất thải lỏng,  khiến cơ thể giữ nước, dẫn đến tăng cân và đầy hơi. Hơn hết, chế độ ăn uống nhiều muối, có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, đây là nguyên nhân chính gây sỏi thận.

Bệnh tiểu đường xuất hiện: Mặc dù không liên quan trực tiếp đến lượng đường trong máu, nhưng ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.

6 cách giúp ăn ít muối nhất

- Chọn thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến ở mức đơn giản, bởi các thực phẩm đóng hộp, đã qua chế biến và đông lạnh thường sử dụng thêm muối. Thay đổi các món ăn mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm tươi sống, bổ sung nhiều rau chất xơ.

- Khi đi mua sắm thực phẩm, nên đọc kỹ thông tin ngoài nhãn và chọn các sản phẩm chứa lượng muối nhỏ hơn hoặc bằng lượng calo trên mỗi khẩu phần.

- Cần tránh, giảm ăn một số thực phẩm có hàm lượng muối cao trong chế độ ăn uống hàng ngày như pizza, bánh mì trắng, phô mai chế biến, xúc xích, mì spaghetti với nước sốt, giăm bông, sốt cà chua, bột mì. Nên điều chỉnh tần suất ăn các thực phẩm có hàm lượng muối cao, không nên ăn thường xuyên và liên tục, tránh tích lượng muối quá nhiều trong cơ thể.

- Khi ăn ở cửa hàng bên ngoài ngoài, hãy chú ý đến hàm lượng muối. Nên cân nhắc khẩu vị và hỏi phục vụ món ăn đó là mặn hay ngọt, có thể yêu cầu món ăn với chế độ ít muối nhất có thể.

- Khi nấu ăn ở nhà, nên sử dụng muối một cách khoa học, không nên cho quá nhiều muối, nên cho mức độ ít. Nếu nhạt có thể bổ sung sau, tránh việc thực phẩm được nấu mặn quá mức.

- Huấn luyện vị giác bằng cách giảm lượng muối mỗi ngày. Bởi thói quen nhiều người thường cho mặn, mỗi ngày tăng thêm một chút khiến cho lượng muối vào cơ thể ngày càng nhiều. Vì vậy, nên điều chỉnh vị giác, để khẩu vị quen với món ăn có mức độ muối ít nhất.

Ngoài ra, chúng ta có thể cân bằng lượng muối trong cơ thể bằng cách:

- Uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước giúp "rửa sạch" lượng muối trong cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh.

- Đổ mồ hôi: Việc vận động thường xuyên, đổ mồ hôi sẽ giúp cho muối trong cơ thể được loại trừ. Việc tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể săn chắc, khoẻ mạnh, đồng thời giúp loại bỏ một lượng muối nhất định.

Trần Linh (LĐO/theo Harvard Health)

Có thể bạn quan tâm