Sức khỏe

Dinh dưỡng

Bất ngờ với chiêu giải rượu, bia hiệu quả tức thì

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dịp Tết, khi ai cũng muốn một chút men để thêm hương vị ngày xuân và cũng không ít người đã lỡ "quá chén". Nếu muốn "đánh bay" cơn say hãy bỏ túi ngay những "chiêu" giải rượu, bia tức thì dưới đây

Rượu, bia là thứ đồ uống được dùng phổ biến, nhất là trong những dịp nghỉ lễ, liên hoan, gặp gỡ người thân, bạn bè.

Trong văn hóa của người Việt, trên những bàn ăn, bữa tiệc trong dịp lễ Tết thì hầu như không thể thiếu ly bia, chén rượu. Tuy nhiên, uống nhiều rất dễ bị say, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc rượu.

Tết đến, xuân về, mời nhau chén rượu, ly bia cũng là văn hóa của nhiều người Việt

Tết đến, xuân về, mời nhau chén rượu, ly bia cũng là văn hóa của nhiều người Việt

Những đồ ăn, thức uống rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày dưới đây có thể giúp những ai lỡ "quá chén" trong ngày Tết hoặc người có tửu lượng kém nhanh tỉnh táo, phục hồi sức khoẻ.

Nước

Nước lọc là phương pháp giải rượu tốt nhất và dễ tìm nhất trong nhà, nước sẽ giúp pha loãng lượng rượu bia trong cơ thể người xỉn, đào thải các chất độc nhanh qua đường tiết niệu.

Cam, quýt, chanh, bưởi, dưa hấu

Hãy ép hoặc cắt 3 - 5 quả cam hoặc quýt tươi cho người say rượu bia uống hoặc ăn trực tiếp. Nó sẽ giúp hóa đờm, hạ khí, giải khát, giải rượu. Sử dụng một cốc nước ấm vắt chanh, cho thêm ít đường sau đó uống vào sẽ giúp giải được rượu.

Ngoài ra, ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, vì vậy ngay sau khi uống rượu xong, bạn có thể ăn ngay một miếng dưa hấu, hoặc uống nước ép dưa hấu có thể làm cho rượu trong cơ thể đào thải nhanh theo đường nước tiểu, cơ thể sẽ tự nhiên cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Chuối

Nhờ hàm lượng đường cao, ăn chuối tiêu sẽ giúp tăng đường huyết, giảm độ cồn trong máu

Nhờ hàm lượng đường cao, ăn chuối tiêu sẽ giúp tăng đường huyết, giảm độ cồn trong máu

Ăn 1-3 trái chuối sẽ giúp làm giảm cảm giác hồi hộp, đau tức ngực sau khi uống rượu. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời làm giảm nồng độ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.

Bột sắn dây

Bạn cho người say uống một ly bột sắn dây thêm vài giọt chanh giúp mát gan, đào thải độc tố, giảm cơn say và đau đầu vào ngày hôm sau.

Chè xanh

Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. Ngoài ra, cho người say uống trà xanh sẽ giúp họ lấy lại sự tỉnh táo.

Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính
Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính

Nước cơm, cháo

Dùng nước cơm đặc hoặc cháo để cho người say giải rượu, vì trong nước cơm/cháo có nhiều loại đường, vitamin B, giải độc nhanh, tỉnh rượu mau.

Nước gừng tươi

Gừng có tính cay, nóng giúp ấm bụng, hạn chế đau đầu, giảm buồn nôn, hóa giải nhanh chất cồn có trong người giúp giải rượu, bia nhanh chóng và an toàn. Dùng vài lát gừng tươi đun nóng với 100 ml nước, nếu có sẵn mật ong thì cho thêm vài giọt khuấy đều rồi uống.

Trà gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa

Trà gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa

Nếu không dùng gừng tươi có thể sử dụng trà gừng. Trà gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn, đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.

Chè đỗ đen

Chè đậu đen có tính mát, giúp thanh nhiệt và an toàn cho sức khỏe. Do đó nó hỗ trợ giải rượu rất tốt. Khi say rượu dùng chè đậu đen sẽ giúp bạn bù nước, tỉnh rượu, thúc đẩy cơ thể hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, uống nước đậu đen rang cũng là cách giải rượu hữu ích.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những cách thức trên chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm đau đầu và tỉnh nhanh hơn sau cơn say chứ không làm giảm đi tác hại của rượu với cơ thể.

Làm gì khi say rượu, ngộ độc rượu?

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, số các ca ngộ độc rượu vào cấp cứu có xu hướng gia tăng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán do nhu cầu ăn uống, liên hoan có sử dụng rượu, bia.

Do đó, mỗi người nên tự biết "tửu lượng" của mình và uống rượu ở một chừng mực nhất định.

Tuy nhiên, khi người thân bị ngộ độc rượu thì kỹ năng xử lý ban đầu rất quan trọng để tình trạng không bị diễn biến nặng lên, giúp họ tỉnh táo nhanh hơn.

Chè đậu đen có tính mát, giúp thanh nhiệt và an toàn cho sức khỏe, hỗ trợ giải rượu rất tốt

Chè đậu đen có tính mát, giúp thanh nhiệt và an toàn cho sức khỏe, hỗ trợ giải rượu rất tốt

Trong trường hợp bệnh nhân có thể ăn được thì nên cho bệnh nhân ăn, chú ý bổ sung thêm gluxit, các chất đường bởi bệnh nhân bị ngộ độc rượu rất dễ bị tụt đường huyết do bản thân rượu gây ra.

Nếu có cảm giác buồn nôn, hãy cố gắng nôn hết những gì có thể. Nôn là phản ứng tự nhiên giúp cơ thể loại bỏ các độc tố.

Theo bác sĩ Nguyên, một biện pháp cũng rất quan trọng chính là bù nước và bù muối cho bệnh nhân. Khi say, người ta thường nôn nhiều, vã mồ hôi, không ăn được dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên thông tin về tình trạng ngộ độc rượu
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên thông tin về tình trạng ngộ độc rượu

"Trong trường hợp này, phương pháp bù nước, bù muối hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà chính là cho uống nước hoa quả, uống nước chanh pha muối, nước oresol, nước khoáng có muối… Người bị say rượu tới mức ngộ độc rượu, tùy theo thể trạng, mà có thể chăm sóc tại nhà hay đưa đến cơ sở y tế. Cần đặc biệt theo sát để đề phòng các biến chứng, diễn biến xấu xảy ra để cấp cứu kịp thời"- bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Theo các chuyên gia y tế, thời gian để cơ thể âm tính với nồng độ cồn sau khi uống rượu bia không chỉ phụ thuộc vào lượng tiêu thụ mà còn ảnh hưởng bởi đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.

Không có con số chính xác về thời gian cần để cơ thể hoàn toàn đào thải nồng độ cồn. Rượu, bia có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra hơi thở, thậm chí trên tóc. Sau 6-12 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu; sau 12-24 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở; sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Có thể bạn quan tâm