Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Bèo hoa dâu “tấn công” cố đô Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Một tháng trở lại đây, trên các ao, hồ, sông nhỏ tại Huế, nhiều loại bèo sinh sôi nảy nở rất mạnh, trong đó chủ yếu là bèo hoa dâu và bèo tây. Từ một vài đám nhỏ trôi lơ lửng trên nước, bèo đã mọc nhanh, phủ đầy mặt nước.
Nguyên nhân bèo lây lan với tốc độ chóng mặt được Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) lý giải là do hiện tượng nhiễm chất hữu cơ trên các sông nhánh và ao hồ quá cao. Khi gặp gió mạnh, bèo càng khuếch tán và lan rộng hơn.
 
Trên các dòng sông nhỏ, hồ, ao, dễ thấy bèo phủ đầy như một tấm thảm màu xanh mướt. Có đoạn bèo mọc dày quá tưởng như một ruộng trồng bèo chứ không phải là bèo mọc lên từ nước.
 
Bèo đã ảnh hưởng nhất thời đến một vài sinh hoạt của người dân như nguồn nước tại nơi có bèo không đảm bảo; có một lượng nhỏ cá đã chết do thiếu oxy; hồ trồng rau muống, rau khoai, sen do bị bèo “cạnh tranh” diện tích nên không thể sinh trưởng tốt…
 
Nhưng cũng có nhiều lợi ích từ bèo như vớt bèo cho gà, vịt ăn, vớt bèo về nhà làm thức ăn cho lợn, hay sấy khô bèo đốt bếp lửa nấu ăn…
DT

Có thể bạn quan tâm