Sức khỏe

Dinh dưỡng

Bị tiểu đường có ăn được bánh chưng dịp Tết Nguyên đán không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bánh chưng ăn kèm với củ kiệu, dưa chua… là một trong những món ngon đặc trưng trong ngày Tết Nguyên đán . Nhiều người bệnh tiểu đường vẫn đắn đo suy nghĩ bởi hàm lượng tinh bột cao. 
Người bệnh tiểu đường nên ăn bánh chưng ở lượng vừa phải. Ảnh ghép: Thanh Nga

Người bệnh tiểu đường nên ăn bánh chưng ở lượng vừa phải. Ảnh ghép: Thanh Nga

Để giúp người bệnh tiểu đường có chế độ ăn uống hợp lý dịp Tết, BS.CKI Trần Đông Hải, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM đã tư vấn về vấn đề này.

Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng

Thành phần dinh dưỡng chính của bánh chưng là tinh bột. Gạo nếp có chỉ số đường huyết cao tới 85. Đồng thời, trong cách chế biến, tinh bột càng nấu kỹ thì tốc độ hấp thụ và chuyển thành đường đi vào máu càng nhanh. Vì vậy, đây là món ăn người bệnh tiểu đường nên hạn chế để tránh tăng đường huyết và các biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường có ăn được bánh chưng không?

Bánh chưng là món ăn yêu thích trong dịp Tết nguyên Đán. Đặc biệt ngon khi kết hợp bánh chưng với củ kiệu, dưa muối hay chiên giòn. Nhiều người bệnh tiểu đường thèm ăn bánh chưng nhưng sợ đường huyết tăng cao, ảnh hưởng đến cuộc vui ngày xuân. Vậy người bệnh tiểu đường có được ăn bánh chưng không? Người bệnh tiểu đường hoàn toàn ăn được bánh chưng.

Tuy nhiên cần thưởng thức bánh chưng đúng cách giúp đường huyết không bị tăng vọt sau ăn. Người bệnh chỉ ăn mỗi bữa khoảng 1/4 cái bánh chưng tương đương với 1 chén cơm trắng. Nếu đã ăn bánh chưng, cần cắt giảm lượng cơm tương ứng.

Đồng thời, nên ăn thêm rau, thịt trước khi ăn bánh chưng. Các chất xơ và chất đạm sẽ làm chậm quá trình hấp thụ tinh bột trong bánh chưng, ngừa tăng đường huyết. Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn để xem đường huyết tăng nhiều hay ít. Nếu tăng nhiều, cần giảm bớt lượng bánh chưng trong lần ăn kế tiếp.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn cần kiểm soát lượng carbohydrate. Khi người bệnh đái tháo đường nạp carbohydrate vào cơ thể sẽ tạo ra đường sớm hơn so với đạm và chất béo. Carbohydrate được chia ra 2 loại: carbohydrate hấp thu nhanh, carbohydrate hấp thu chậm. Nhóm cơm, bánh chưng bánh tét nằm trong nhóm hấp thu chậm, có tên khoa học là polysaccarit chứa tinh bột glycogen và chất xơ.

Khẩu phần cơm, bệnh nhân nên ăn 1 chén. Nếu bệnh nhân muốn ăn bánh chưng, bánh tét, thì chỉ nên ăn 1 phần tương đương 1 chén cơm – 1/4 bánh chưng chỉ tính vỏ không tính thịt và đậu xanh. Với bánh tét, cũng chia 4 phần tương đương với 1 chén cơm.

Khi ăn bánh chưng, bánh tét vào ngày tết, cần chú ý ăn rau trước. Ăn rau trước 5 phút sau đó ăn bánh chưng, bánh tét, tỷ lệ đường máu tăng sau ăn sẽ chậm hơn. Giao động đường huyết chỉ 5 – 6 mmol/dL. Nếu ăn cơm, bánh chưng bánh tét trước mới ăn rau, lượng đường sẽ tăng từ 10 – 11 mmol/dL sau ăn.

Có thể bạn quan tâm