Phóng sự - Ký sự

Bộ đội Đặc công - Kỳ 1: Đặc biệt tinh nhuệ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thành lập ngày 19.3.1967, Binh chủng Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đặc công là một lực lượng tinh nhuệ, được đào tạo bài bản để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt phức tạp. Các đặc công thường phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm và yêu cầu kỹ năng tác chiến cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá sâu hơn về cuộc sống và nhiệm vụ của những người lính đặc công, từ những giai đoạn huấn luyện khắc nghiệt đến các nhiệm vụ thực tế đầy thử thách. Hãy cùng tìm hiểu về sự cống hiến và lòng can đảm của bộ đội đặc công trong việc bảo vệ đất nước.

Gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, phát triển, các thế hệ bộ đội đặc công luôn đoàn kết, phát huy truyền thống "Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm thắng lớn".

Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

Bộ đội đặc công với lời thề quyết tử trước khi vào trận chiến, trong kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Bộ đội đặc công với lời thề quyết tử trước khi vào trận chiến, trong kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Cách đánh đặc công xuất hiện ở chiến trường Nam bộ từ năm 1948 và sau đó, lực lượng đặc công ở miền Nam phát triển thành thế trận tương đối hoàn chỉnh với 3 thành phần (bộ, nước, biệt động) và quy mô tổ chức phổ biến là tổ, mũi, đội, tiểu đoàn, đứng chân ở khắp các địa bàn chiến lược.

Chiến đấu viên lữ đoàn đặc công 113 sử dụng thiết bị leo tường bám dính trên mặt kính (sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ do trung tá, kỹ sư Nguyễn Trác Đáng, Phó Chủ nhiệm Kho T342, Cục Kỹ thuật, Binh chủng Đặc công, làm chủ nhiệm), trong huấn luyện giải cứu con tin.
Chiến đấu viên lữ đoàn đặc công 113 sử dụng thiết bị leo tường bám dính trên mặt kính (sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ do trung tá, kỹ sư Nguyễn Trác Đáng, Phó Chủ nhiệm Kho T342, Cục Kỹ thuật, Binh chủng Đặc công, làm chủ nhiệm), trong huấn luyện giải cứu con tin.

Trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội đặc công đã phát triển trên các chiến trường, có sở trường tác chiến ở vùng sau lưng địch và thực hành một số trận đánh tiêu biểu (trận đánh bom Phú Thọ, kho bom Tân An, sân bay Cát Bi, sân bay Gia Lâm...).

Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, Đảng và Quân đội đã lựa chọn và cử lực lượng đặc công ở miền Bắc vào miền Nam xây dựng lực lượng và chiến đấu. Tháng 9.1962, các đội đặc công chuyên môn bắt đầu đi vào các chiến trường miền Nam, bổ sung cho các đơn vị chiến đấu ở các quân khu, các tỉnh.

Bộ đội đặc công nhảy dù trong nội dung huấn luyện đổ bộ đường không
Bộ đội đặc công nhảy dù trong nội dung huấn luyện đổ bộ đường không

Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương và chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Đặc công, lực lượng đặc công trên chiến trường được bố trí ở các vùng chiến lược và các mục tiêu chiến lược ở những địa bàn trọng điểm.

Mỗi thứ quân, mỗi cấp, mỗi vùng đều có những mũi nhọn đánh sâu, đánh hiểm vào sau lưng địch, trong lòng địch, trong các chiến dịch và tình huống chiến tranh trên phạm vi toàn miền. Đây là điều kiện cơ bản để lực lượng đặc công, biệt động… tác chiến có hiệu quả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chiến sĩ lữ đoàn đặc công 429 thực hiện động tác nhảy qua vòng lửa
Chiến sĩ lữ đoàn đặc công 429 thực hiện động tác nhảy qua vòng lửa

Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và trong công cuộc xây dựng - bảo vệ Tổ quốc, bộ đội đặc công đã cùng với các đơn vị khác mưu trí dũng cảm bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống: "Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm thắng lớn".

Phân đội của Trung đoàn đặc công 113 (nay là lữ đoàn) trinh sát thực địa tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Tuyên (nay là Hà Giang), năm 1981
Phân đội của Trung đoàn đặc công 113 (nay là lữ đoàn) trinh sát thực địa tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Tuyên (nay là Hà Giang), năm 1981

Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, hệ thống lý luận và tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật của Binh chủng Đặc công đã từng bước được hoàn chỉnh, trong đó khẳng định chức năng chiến đấu của đặc công là: Tiến công những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng trong hậu phương và trong chiều sâu đội hình đối phương cả trên đất liền, sông, biển, hải đảo.

Khẳng định cách đánh đặc công là cách đánh bằng lực lượng ít nhưng chất lượng cao, trang bị gọn, nhẹ, có uy lực, luồn sâu tạo thế có lợi hơn hẳn đối phương, đánh gần, đánh hiểm, đánh nhanh, đạt hiệu suất cao, hiệu quả lớn, trong đó có nhiều trận thắng lợi đạt giá trị chiến dịch, chiến lược...

Kỹ thuật ngụy trang ở trận địa bùn đất
Kỹ thuật ngụy trang ở trận địa bùn đất

Hiện nay, đặc công được tổ chức trong bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, ở các quân khu, quân đoàn và Quân chủng Hải quân với quy mô thích hợp và sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ... và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

Ngụy trang nơi địa hình xỉ than, tro đám cháy
Ngụy trang nơi địa hình xỉ than, tro đám cháy

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duẩn (Chính ủy Binh chủng Đặc công) cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng Binh chủng Đặc công cách mạng, chính quy, đặc biệt tinh nhuệ, tiến lên hiện đại. Tinh nhuệ trước hết là về con người. Dù vũ khí, công nghệ phát triển đến đâu, thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất".

Huấn luyện leo tường nhà cao tầng
Huấn luyện leo tường nhà cao tầng

Với những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc, Binh chủng Đặc công được 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; tặng thưởng 1 Huân chương Sao vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Độc lập hạng nhất, 4 Huân chương Quân công hạng nhất. 105 tập thể, 227 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phương pháp ngụy trang bằng cây cỏ
Phương pháp ngụy trang bằng cây cỏ
Chiến đấu viên Lữ đoàn 429 huấn luyện kỹ thuật ngụy trang
Chiến đấu viên Lữ đoàn 429 huấn luyện kỹ thuật ngụy trang
Thực hành khoa mục vượt hàng rào dây thép gai có khói lửa
Thực hành khoa mục vượt hàng rào dây thép gai có khói lửa
Bộ đội đặc công sử dụng súng tiểu liên Micro Uzi 9mm
Bộ đội đặc công sử dụng súng tiểu liên Micro Uzi 9mm
Huấn luyện tiêu diệt mục tiêu khi ngồi trên xe máy chạy tốc độ cao
Huấn luyện tiêu diệt mục tiêu khi ngồi trên xe máy chạy tốc độ cao
Nữ chiến đấu viên đặc công thực hành sử dụng binh khí
Nữ chiến đấu viên đặc công thực hành sử dụng binh khí
Bộ đội đặc công Lữ đoàn 429 dùng lực tay công phá vật dụng
Bộ đội đặc công Lữ đoàn 429 dùng lực tay công phá vật dụng

Theo Mai Thanh Hải - Nhật Thịnh - Tuấn Huy (TNO)

Có thể bạn quan tâm