Sức khỏe

Cách chữa vết loét miệng và giảm đau nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lở miệng cho thấy cơ thể bạn đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, bị nhiệt, táo bón, dư thừa a xít hoặc thiếu dưỡng chất.
 

 

Khi bạn bị lở loét ở giữa lưỡi, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung vitamin B (có trong cá, thịt gia cầm, thịt, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa). Nếu bị lở miệng liên tục kèm chảy máu nướu răng, bạn cần tăng cường nạp a xít folic (từ cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, cam, nho, bơ...), vitamin C (từ cam, quýt, ổi, đu đủ...) và bioflavonoid (từ dâu tây, bông cải xanh, tỏi, cam quýt, xoài, đu đủ...).

Bên cạnh đó, có một số cách chữa vết loét miệng và giảm đau nhanh như sau:

Dùng baking soda (bột nở). Tính chất kiềm trong bột nở khử a xít gây đau nhức. Bột nở cũng giúp diệt vi khuẩn, giảm viêm, giúp vết loét mau lành. Bạn có thể thử phương pháp điều trị tại gia này bằng cách súc miệng bằng 1 muỗng bột nở pha với nửa chén nước. Lắc đều hỗn hợp này rồi mới súc miệng. Thực hiện 2 lần/ngày.

Nhai rau húng quế chữa loét miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần nhai vài lá húng quế cùng với nước khoảng 3 - 4 lần/ngày, giúp ngăn loét miệng tái phát.

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm dịu vết loét và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Mật ong có khả năng làm giảm sẹo cũng như đẩy nhanh quá trình tăng trưởng mô mới. Thoa mật ong trộn với bột nghệ lên vết loét, vết thương sẽ mau lành.

Hoa cúc có đặc tính khử trùng, có thể dùng súc miệng vì giúp loại bỏ vết lở loét. Lấy một ít hoa cúc đặt vào ly nước, ngâm và dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày.

Bạn có thể đặt một túi trà ướt lên chỗ bị loét. Trà đen chứa tannin có khả năng làm giảm đau.

Lấy một ít lá rau mùi nghiền nát để tạo thành nước. Sau đó, thoa nước này lên vết loét miệng. Tương tự với lá ổi. Liệu pháp này giúp chữa lành vết loét nhanh chóng.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm