Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Tăng năng lực tài chính cho mục tiêu bình đẳng giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Ngày 17/8 tại Hà Nội, Bộ KH-ĐT, Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng ( tổ chức phi chính phủ) phối hợp với Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ ( UN Women) tổ chức Hội thảo “Tăng cường nguồn lực tài chính trong thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án chung về Thúc đẩy khung tài chính tích hợp để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ( SDG) do Bộ KH-ĐT làm chủ dự án.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng-nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ tặng quà các cô đỡ thôn bản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Tại Việt Nam, nhiều năm qua, từ Trung ương đến địa phương, các cấp các ngành đều lồng ghép thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; thực hiện các mục tiêu quan trọng, bền vững để hiện thức hóa các mục tiêu bình đẳng giới. Luật ngân sách nhà nước năm 2015 sửa đổi đã đưa nguyên tắc thúc đẩy bình đẳng giới vào trong chỉ tiêu ngân sách nhà nước.

Theo bà Elisa Fenandez Seanz-Trưởng đại diện UN Women, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ.Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển bền vững là thiếu nguồn lực tài chính. Hiện nhiều nhà tài trợ đã giảm hỗ trợ tài chính cho bình dẳng giới ở Việt Nam nên nguồn lực tài chính trong nước rất quan trọng. UN Women đã và tiếp tục nỗ lực để đảm bảo các cam kết bình đẳng giới được thực hiện.

Các đại biểu cho rằng thách thức trước hết là khung chính sách, pháp luật hiện hành chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động cụ thể bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ thay vì lồng ghép vào các lĩnh vực một cách thực chất; chưa có quy định thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới trong xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm…

Việt Nam cần thiết lập quy định mang tính bắt buộc về thực hiện phân tích giới và lồng ghép giới trong quá trình lập, tổ chức thực hiện, đánh giá kế hoạch, ngân sách của các cấp các ngành, tăng năng lực và trách nhiệm cho các bên liên quan, tổ chức xã hội, hợp tác công- tư…là những giải pháp các đại biểu nhấn mạnh. Các bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động giới của chính sách và ngân sách phục vụ việc lập kế hoạch, xây dựng chính sách. Ngoài thảo luận về vai trò của các bộ, ban, ngành liên quan trong vấn đề này, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm đến giải pháp tăng cường năng lực tài chính cho bình đẳng giới. Quan trọng nhất là áp dụng ngân sách có trách nhiệm đến giới, đảm bảo nhu cầu của phụ nữ…trong chu trình ngân sách, sự giám sát cộng đồng về nguồn ngân sách đầu tư dưới góc độ giới.

THẤT SƠN ( tổng hợp )

Có thể bạn quan tâm