Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Khai mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 18-9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.
Sáng 17-9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022.
Sáng 17-9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022. Ảnh nguồn TTXVN
Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức, dự kiến thu hút sự tham gia trực tiếp của khoảng 400 đại biểu gồm các chuyên gia, nhà khoa học, đại sứ, trưởng cơ quan, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện cộng đồng doanh nghiệp...
Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam Việt Nam 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" trong bối cảnh Quốc hội đang chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 4 để xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng về kinh tế-xã hội, xây dựng pháp luật... có ý nghĩa quan trọng.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu, nhất là do kinh tế nước ta có độ mở rất lớn và tình hình thế giới, khu vực luôn có biến động bất thường, khó dự báo. 
Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022 bao gồm 1 phiên toàn thể và 2 phiên hội thảo chuyên đề.
Tại diễn đàn, các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung: làm rõ bối cảnh quốc tế; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa-kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững…
Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 và dự báo cả năm 2022. Trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề nóng của kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế; các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới; nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; các vấn đề về khoa học công nghệ, giáo dục, lao động, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp ứng phó.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam (các FTA: CPTPP, EVFTA; RCEP; SDGs; COP26…).
Đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Được biết, phiên khai mạc diễn đàn sẽ phát trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, sau đó thực hiện truyền hình trực tuyến livestream trên website quochoitv.vn và các nền tảng mạng xã hội; thực hiện livestream trên các nền tảng số; thiết lập đường tín hiệu xem riêng bản tiếng Anh trên YouTube phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng người nước ngoài quan tâm đến diễn đàn.
XUÂN PHẠM (tổng hợp từ NDO, vtv.vn, TTXVN)

Có thể bạn quan tâm