Phóng sự - Ký sự

Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc số trùng nơi rẻo cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ Bản Máy (H.Hoàng Su Phì) sang Nghĩa Thuận (H.Quản Bạ) đến Xín Cái (H.Mèo Vạc), để chạm tay vào các cột mốc 222, 333, 444, chúng tôi mất gần 1 tuần và đi đủ các phương tiện, suốt dọc biên giới Hà Giang.
222 - Mốc ba cùng số
Mốc giới 222 là mốc ba cùng số, thông tin cụ thể của từng mốc như sau: cột mốc số 222 (1) là mốc loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ suối phía Việt Nam, nơi giao nhau của suối không tên và Suối Đỏ, có độ cao 542,80 m, tọa độ địa lý 22°51’08,572” vĩ độ bắc - 104°35’22,439” kinh độ đông; cột mốc số 222 (2) là mốc loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ suối phía Trung Quốc, nơi giao nhau của suối không tên và Suối Đỏ, có độ cao 541,65 m, tọa độ địa lý 22°51’10,947” vĩ độ bắc - 104°35’21,700” kinh độ đông; cột mốc số 222 (3) là mốc loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ suối phía Trung Quốc, nơi giao nhau của suối không tên và Suối Đỏ, có độ cao 538,46 m, tọa độ địa lý 22°51’09,651” vĩ độ bắc - 104°35’26,194” kinh độ đông…
 
Bộ đội Đồn biên phòng Bản Máy và dân quân quét dọn, phát quang khu vực mốc 222 (1)
Bộ đội Đồn biên phòng Bản Máy và dân quân quét dọn, phát quang khu vực mốc 222 (1)
Từ Đồn biên phòng Bản Máy (xã Bản Máy, H.Hoàng Su Phì), chúng tôi đi xe máy tới thôn Tả Chải (xã Bản Máy), sau đó đi bộ qua ngọn đồi thấp là đến mốc 222 (1). Từ đây nhìn sang thôn Bảo Lương Nhai (trấn Đô Long, H.Mã Quan, châu Văn Sơn, Vân Nam) của Trung Quốc, thấy rõ mốc 222 (2) và 222 (3) nằm bên đường, trước cửa nhà người dân.
 
Mốc giới 222 (1)
Mốc giới 222 (1)
Theo lòng suối cạn
Con đường đến mốc 333 từ điểm trường Phìn Chư (xã Nghĩa Thuận, H.Quản Bạ) chủ yếu là đi theo lòng suối cạn, đá mọc rêu xanh trơn nhẫy và những trảng cỏ nơi suối đọng nước, thành ao hồ nhỏ ngập bùn lầy. Dọc đường, có những khu vực tập trung nhiều cây táo gai đỏ rực.
 
Mốc giới 333 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, có độ cao 1.247,83 m, tọa độ địa lý 23°09’13,714” vĩ độ bắc - 104°56’23,348” kinh độ đông.
Mốc giới 333 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, có độ cao 1.247,83 m, tọa độ địa lý 23°09’13,714” vĩ độ bắc - 104°56’23,348” kinh độ đông.
Thượng tá Trần Xuân Đởn, Chính trị viên Đồn biên phòng Nghĩa Thuận, cho biết mốc 333 là một trong những mốc khó đi, trong tổng số 33 mốc giới (27 mốc chính, 6 mốc phụ) trên đoạn biên giới dài 20,984 km do Đồn biên phòng Nghĩa Thuận quản lý.
“Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, mây mù đặc quánh, không rõ đường. Chúng tôi tăng cường xuống địa bàn, tuần tra kiểm soát, vừa bảo vệ biên giới vừa giúp dân”, thượng tá Đởn nói.
 
Bộ đội Đồn biên phòng Nghĩa Thuận bên mốc giới 333.
Bộ đội Đồn biên phòng Nghĩa Thuận bên mốc giới 333.
“Cột mốc đánh dấu chủ quyền nước mình”
Từ Đồn biên phòng Xín Cái (đóng quân ở xã Xín Cái, H.Mèo Vạc), chạy xe máy sang xã Thượng Phùng, tới thôn Mỏ Phàng, chúng tôi để xe máy lại, tụt xuống núi, xuống mốc 444 nằm ngay bờ suối nhỏ không tên.
 
Mốc giới 444 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, có độ cao 1.507,78 m, tọa độ địa lý 23°17’39,431” vĩ độ bắc - 105°25’39,127” kinh độ đông.
Mốc giới 444 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, có độ cao 1.507,78 m, tọa độ địa lý 23°17’39,431” vĩ độ bắc - 105°25’39,127” kinh độ đông.
 
Học sinh mầm non điểm trường Phìn Chư (xã Nghĩa Thuận, H.Quản Bạ) vẫy chào đội tuần tra Đồn biên phòng Nghĩa Thuận đi làm nhiệm vụ tại mốc 333. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Học sinh mầm non điểm trường Phìn Chư (xã Nghĩa Thuận, H.Quản Bạ) vẫy chào đội tuần tra Đồn biên phòng Nghĩa Thuận đi làm nhiệm vụ tại mốc 333. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
 
Chòi canh và hàng rào bên phần đất Trung Quốc, gần khu vực mốc 444.
Chòi canh và hàng rào bên phần đất Trung Quốc, gần khu vực mốc 444.
Chị Mua Thị Và, Trưởng thôn Mỏ Phàng, cho biết không chỉ bộ đội Đồn biên phòng Xín Cái thường xuyên tuần tra cột mốc, mà người dân trong thôn mỗi khi đi nương, chăn dắt trâu bò, đều qua kiểm tra cột mốc. “Những khi mưa lũ, nước dâng đầy khu ruộng, nhưng bà con vẫn lội nước ra xem mốc thế nào. Cột mốc đánh dấu chủ quyền nước mình”, chị Và bảo vậy.
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm