Kinh tế

Giá cả thị trường

Cần nguồn vốn đầu tư ổn định cho công tác duy tu, sửa chữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2013 đến nay, trong công tác duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường giao thông nông thôn (GTNT) đã có thêm nguồn vốn từ thu phí đường bộ phân bổ cho địa phương góp phần làm tăng chất lượng đường GTNT trong khai thác và sử dụng.


Tổng kết 5 năm về xây dựng giao thông nông thôn cho thấy, tỉnh đã cố gắng hết sức trong việc bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho công tác duy tu, sửa chữa các tuyến đường giao thông ở địa phương.
 

Ảnh: Hà Duy
Ảnh: Hà Duy

Từ năm 2010, với trên 143 tỷ đồng, đã có 431 km đường thuộc 12 tuyến đường tỉnh được duy tu, sửa chữa. Đặc biệt, trong những năm 2013, 2014, 2015, với nguồn vốn từ Quỹ Bảo trì Đường bộ, Sở GT-VT đã triển khai sửa chữa một số tuyến đường tỉnh bị hư hỏng cục bộ như năm 2013, đã sửa chữa được 17,71 km các tuyến 662, 666, 667, 668 với tổng kinh phí 21,5 tỷ đồng; năm 2014, với số vốn 24,533 tỷ đồng, đã sửa chữa được 8,12 km tinhỷ lộ 665, 666, 668 và xây dựng mới cống hộp 3H300 đường 669. Riêng năm 2015, với nguồn kinh phí 39 tỷ đồng, Sở GT-VT đang triển khai đầu tư sửa chữa các tuyến đường tỉnh lộ 663, 666, 668, 669 và tỉnh lộ 670B.
 

Theo đó, từ đó đến nay, với nguồn kinh phí khoảng 140 tỷ đồng (trong đó, vốn trung ương khoảng 5,13 tỷ; vốn địa phương gần 120 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng 12,2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác 3,13 tỷ đồng) đã được dùng để thực hiện duy tu, sửa chữa các tuyến đường GTNT trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, đây vẫn là những con số còn khiêm tốn.

Bên cạnh đó, hệ thống đường GTNT của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng bằng phẳng và tốt hơn nhờ vào các nguồn vốn khác với khoảng 140 tỷ đồng (trong đó, vốn trung ương khoảng 5,13 tỷ đồng; vốn địa phương gần 120 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng 12,2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác 3,13 tỷ đồng). Song với nguồn kinh phí hạn hẹp ấy, các tuyến đường được sửa chữa chủ yếu là đường cấp phối đất, quy mô nhỏ và ưu tiên sửa chữa các tuyến hư hỏng cục bộ, cấp thiết.  

Có thể thấy, hàng năm, công tác duy tu, sửa chữa trên 11.000 km đường với nguồn kinh phí hiện nay chưa đáp ứng được hiện trạng. Chính vì thế, công tác duy tu, sửa chữa chỉ chú trọng những công tác cần thiết, đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến. Tuy ở các vị trí cấp thiết, nguy hiểm, cần bố trí biển báo hiệu trên toàn hệ thống đường GTNT cũng đã được bố trí biển báo hiệu đường bộ, song số lượng vẫn còn thiếu nhiều và rõ ràng là chưa được đầu tư lắp đặt bài bản trên toàn bộ hệ thống đường GTNT.

Đối với công tác xây dựng hệ thống GTNT, có thể thấy, công tác quản lý đã được quan tâm, nhưng công tác tuyên truyền chưa được chú trọng nên việc vi phạm tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, tập kết vật liệu trên nền đường vẫn còn ở một số tuyến đường. Việc huy động sức dân làm GTNT chủ yếu là huy động ngày công lao động xã hội để làm những việc thủ công đơn giản. Và công tác duy tu mới thực hiện việc phát quang cây cỏ, san lấp chỗ lầy lội, vá ổ gà bằng đất, cấp phối, sửa rãnh và cống thoát nước, chưa có hướng cải tạo nâng cấp đường dân sinh bằng vật liệu hạt cứng. Chưa kể nhiều công trình thi công kéo dài dẫn đến vốn đầu tư tăng. Và một thực tế nữa là một số huyện được UBND tỉnh đầu tư mua sắm xe máy chuyên dùng để phục vụ cho công tác duy tu, sửa chữa đường nhưng hầu như không dùng tới, hoặc dùng nhưng không phát huy hết hiệu quả.

Hệ thống GTNT hoàn thiện và thông suốt luôn là nỗi niềm trăn trở của lãnh đạo các địa phương và là mơ ước của hàng triệu người dân. Để thực hiện được, cần phải có những nguồn vốn lớn, ổn định và tập trung. Song làm gì để có được những nguồn vốn ấy có lẽ lại là một trăn trở nữa!

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm