Tết Việt

Linh vật dê núi và kỳ lân may mắn cho năm Ất Mùi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chú dê tượng trưng cho sự vượt khó, kỳ lân mang lại tài vận như ý cho gia chủ được chế tác tinh xảo bằng gốm sứ trắng tinh khiết, xanh coban nhẹ nhàng.
 

Bộ linh vật dê núi và kỳ lân được các nghệ nhân chế tác từ gốm sứ cao cấp. Tượng dê màu trắng tinh khiết kết hợp cùng với đôi sừng cong vút, chòm râu và bộ móng phủ bạch kim tinh tế. Sự phối hợp màu sắc này không chỉ mang đến vẻ thanh thoát cho bức tượng mà còn có ý nghĩa phong thủy do chất liệu sứ (theo thuyết ngũ hành tượng trưng cho Thổ) còn bạch kim (tượng trưng cho Kim) sẽ tạo nên mệnh “Sa Trung Kim” (vàng trong cát).
 

Tượng dê được thiết kế cân đối, hài hòa với đầy đủ cơ bắp nhưng vẫn mang nét uyển chuyển mềm mại. Hình dáng con dê ngẩng cao đầu sải bước trên vách đá cheo leo cho thấy sự mạnh mẽ và khéo léo, luôn biết vượt qua những khó khăn để vươn lên phía trước, hướng đến tương lai tốt đẹp và nhiều may mắn.
 

Đầu dê nổi bật với đôi sừng cong vút, đôi tai nhỏ, chòm râu đặc trưng cùng đôi mắt hiền hòa mở to thể hiện sự ôn hòa, thuần tính, có thể giúp gia chủ kiềm chế sự nóng nảy, giữ điềm tĩnh, luôn kiên trì và kiên định hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
 

Bên cạnh tượng dê cho năm Ất Mùi, các nghệ nhân còn cho ra đời bộ linh vật những chú kỳ lân con sống động, vốn được xem là linh vật xua đuổi tà ma, sát khí, mang đến sự may mắn, thịnh vượng, gia đạo bình an.
 

Tượng lân được nhân cách hóa theo hình tượng một chú bé con ngây ngô, dễ thương, tạo nên sự gần gũi, thân thiết với gia chủ, thích được quan tâm, chăm sóc qua ánh mắt trong trẻo luôn mở to. Đằng sau vẻ hồn nhiên trong trẻo ấy là một sức mạnh tiềm ẩm, dáng vẻ uy nghi với bộ nanh vuốt sắc bén sẵn sàng chống lại cái ác để bảo vệ gia chủ.
 

Chú lân con ngậm viên ngọc trong miệng như mang đến những câu chúc phúc, niềm vui và sự may mắn cho chủ nhà. Kèm theo là chiếc đai quanh cổ gắn những đồng tiền vàng may mắn với ý nghĩa một năm phát lộc, phát tài.
 

Bức tượng kết hợp hài hòa yếu tố mỹ thuật phương Tây qua những lọn bờm được tết gọn gàng vốn thường thấy trên những bức tượng ngựa ở châu Âu. Các họa tiết trang trí đơn giản nhưng tinh tế ở tai, mắt con vật, tạo nên một tổng thể hài hòa, đảm bảo tính nghệ thuật.
 

Tượng kỳ lân được chế tác từ gốm sứ cao cấp và nung ở nhiệt độ cao từ 1.360 độ C đến 1.380 độ C nhưng vẫn cho ra màu sắc sống động. Đây là kỹ thuật nung chuyên nghiệp vì ở nhiệt độ này nếu không có kinh nghiệm, tượng sẽ bị nứt vỡ, lộ vết ráp, thể hiện sai màu sắc... Trong ảnh là phiên bản tượng kỳ lân màu xanh coban dành cho những người yêu thích sự chỉn chu, nghiêm túc.
 

Ngoài ra còn có phiên bản màu trắng tinh khiết dành cho giới trẻ.
 

Hay màu xanh coban nhám cho những ai yêu thích dòng gốm cổ xưa với nhiều hoài niệm.

Phan Kiều (st)

Có thể bạn quan tâm