Sức khỏe

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đường huyết là lượng glucose có trong máu tại một thời điểm nhất định. Glucose là một loại đường cung cấp năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể.

Mức đường huyết có thể thay đổi trong suốt cả ngày, tùy vào các yếu tố như lượng thức ăn, hoạt động thể chất và mức insulin tự nhiên trong cơ thể.

Đường huyết giảm, còn được gọi là hạ đường huyết, xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L). Hạ đường huyết nghiêm trọng xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 54 mg/dL. Tình trạng này có thể làm đổ nhiều mồ hôi, run, chóng mặt, ngất xỉu và nhiều triệu chứng khác, thậm chí gây nguy hiểm, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Tăng đường huyết quá cao có thể gây nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Tăng đường huyết quá cao có thể gây nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Mặt khác, tăng đường huyết xảy ra khi đường huyết vượt quá 180 mg/dL.Đường huyết tăng có thể gây ra các triệu chứng như khát nước dữ dội, buồn ngủ, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, mờ mắt và mệt mỏi.

Các mục tiêu kiểm soát đường huyết ở người trưởng thành bị tiểu đường là từ 80 đến 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, đường huyết quá cao, tức trên 300 mg/dL, có thể dẫn đến hôn mê. Giữ đường huyết trong phạm vi an toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ hay biến chứng tổn thương thần kinh, mắt.

Đường huyết tăng quá cao sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Đây là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức. Nó xảy ra khi trong cơ thể người bệnh không có insulin nên không thể đưa glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng hoạt động. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và tạo ra xeton để lấy năng lượng. Tình trạng này làm tăng tính a xít trong máu và gây tổn thương tế bào. Nếu không can thiệp có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường huyết, từ chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, thuốc và mức độ căng thẳng. Ăn nhiều món có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như thức uống có đường hay bánh ngọt, có thể dẫn đến tăng nhanh đường huyết.

Ngược lại, ăn các món có chỉ số đường huyết thấp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, một số loại trái cây và rau quả, sẽ giúp điều chỉnh đường huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là người bệnh phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng, tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên và kiểm soát căng thẳng. Các biện pháp này sẽ giúp giữ đường huyết trong phạm vi an toàn, theo Verywell Health.

Có thể bạn quan tâm