Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Chiêm ngưỡng cảnh tượng thiên văn cuối cùng của năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cảnh tượng thiên văn cuối cùng của năm 2020 diễn ra vào đêm 29.12, sáng 30.12 trên khắp thế giới khi ánh trăng rằm với thời gian xuất hiện lâu nhất trong năm - đạt cực đại lúc 3h30 sáng 30.12 (theo giờ GMT) - tỏa sáng suốt 15h.
Hiện tượng thiên văn cuối cùng của năm 2020 còn được gọi là trăng lạnh, mọc sau dãy núi San Gabriel tuyết phủ, quan sát từ trung tâm thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Mỹ. Ảnh: AFP
 
Trăng rằm cuối cùng của năm 2020 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29.12. Ảnh: AFP/Getty
 
Trăng rằm xuất hiện đằng sau bức tượng điêu khắc Thần Biển Peseidon, tại Corinth, Hy Lạp. Ảnh: AFP
 
Máy bay bay ngang qua hình ảnh mặt trăng trong ngày trăng rằm ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: AFP
 
Người lướt sóng đứng ngắm nhìn cảnh tượng trăng rằm tuyệt đẹp trên biển tại bãi biển Lhoknga, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP
Trăng rằm xuất hiện ở bắc bán cầu vào mùa đông còn được gọi là trăng lạnh. Còn ở nam bán cầu, trăng rằm tháng 12 thường được gọi là trăng dâu, trăng mật hay trăng hồng. Ảnh: AFP/Getty
 
Hình ảnh từ NASA cho thấy cảnh tượng mặt trăng vào tối 29.12. Ảnh: NASA

PHƯƠNG LINH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/chiem-nguong-canh-tuong-thien-van-cuoi-cung-cua-nam-2020-866545.ldo

Có thể bạn quan tâm