Giáo dục

Chuyện trường, chuyện lớp

Có nên điều chỉnh giờ học khi nắng nóng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày gần đây, vùng Nam bộ, Trung Trung bộ bước vào đợt nắng nóng khắc nghiệt khi nhiệt độ thường ở mức từ 36-38 độ C, thậm chí có lúc 40 độ C. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhiều trường đã điều chỉnh kế hoạch dạy học, động ngoại khóa...

Nhiều giải pháp bảo vệ học sinh trước nắng nóng

Một số trường điều chỉnh thời khóa biểu, nhất là đối với môn giáo dục thể chất hay hoạt động ngoài giờ, do nắng nóng nhưng trường chưa có nhà đa năng hay lấp mái che.

Với thời tiết nắng nóng, học sinh dễ hay ngất xỉu, kiệt sức do cơ thể bị mất nước qua mồ hôi. Ngoài ra, việc tăng thân nhiệt kéo dài sẽ làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận, đặc biệt là hệ thần kinh.

Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật, thậm chí hôn mê… dễ xảy ra khi thời tiết nắng nóng, học sinh tiếp xúc nhiều với ánh nắng tia cực tím.

Thời tiết nắng nóng, học sinh có nguy cơ bị mệt mỏi, kiệt sức do mất nước qua mồ hôi. Ảnh: NHẬT THỊNH

Thời tiết nắng nóng, học sinh có nguy cơ bị mệt mỏi, kiệt sức do mất nước qua mồ hôi. Ảnh: NHẬT THỊNH

Để giúp làm giảm nhiệt độ nắng nóng, nhà trường đã tăng cường bố trí nước uống đến tận phòng học cho học sinh, không để tình trạng thiếu, hụt nước uống đảm bảo đủ 100% nước uống cho các em.

Các phòng học được sử dụng tối đa quạt trần, quạt treo tường… giúp làm giảm nhiệt độ bớt đi sự nóng nực ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng học tập.

Nhà trường cũng chủ động thay đổi thời khóa biểu chỉ sắp xếp cho học sinh học tiết 1, 2, 3 buổi sáng (từ 7 - 9 giờ); vào buổi chiều chỉ bố trí dạy tiết 4, 5 (từ 15 giờ 30 đến 17 giờ 15).

Trong quá trình tập luyện, thầy cô cũng cho giảm cường độ tập luyện tránh vận động nhiều đảm bảo vừa sức học sinh.

Thầy cô dạy giáo dục thể chất (thể dục) đã được lãnh đạo nhà trường cho phép học sinh được vào học ở những nơi khu vực có bóng mát cây xanh hoặc sắp xếp nhà xe giáo viên gọn lại để các em vào học hay dưới các sảnh dãy phòng, nhằm tránh bớt cái nắng nóng như đổ lửa.

Ngoài ra, một số trường tùy vào điều kiện đã cho dựng mái che di động, dù lớn, lưới lan…để giảm bớt ánh nắng rọi trực tiếp vào học sinh trong lúc tham gia hoạt động ngoại khóa ở sân trường.

Nhiều lớp học còn được lắp thêm rèm cửa sổ, trang trí cây xanh để làm giảm bớt đi cái nắng nóng, đem lại chút diệu mát cho học sinh.

Phụ huynh lẫn học sinh bịt kín để chống nắng nóng. Ảnh: THANH NIÊN

Phụ huynh lẫn học sinh bịt kín để chống nắng nóng. Ảnh: THANH NIÊN

Nhà trường có thể cho học sinh nghỉ học nếu thời tiết quá khắc nghiệt

Với nhiều giải pháp như trên, nhà trường duy trì được hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá khắc nghiệt thì ban giám hiệu cũng nên xin ý kiến chỉ đạo cấp trên cho tạm dừng hoạt động dạy học nhằm đảo bảo sức khỏe học sinh.

Tại khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT nêu rõ giám đốc sở GD-ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Với quy định này, việc quyết định cho phép học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng sẽ do giám đốc sở GD-ĐT của từng địa phương quy định.

Theo quy định của nhiều sở GD-ĐT khu vực phía bắc, nếu trời rét dưới 7 độ C, học sinh các trường THCS, THPT sẽ được nghỉ, học tại nhà.

Thế nhưng cho tới nay, chưa có quy định nào về việc học sinh có thể được nghỉ học do thời tiết nắng nóng.

Rất mong sự quan tâm chỉ đạo của các cấp khi thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm