Bé Nguyễn Kiều Diễm My (hơn 2 tuổi) bị bảo mẫu hành hạ và được phát hiện vào ngày 24-10-2008. Ảnh: Huỳnh Lê |
Bà Nguyễn Thị Nga, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê hỏi: “Theo tôi nghĩ, làm giấy khai sinh cho trẻ em chỉ là một thủ tục hành chính. Vậy tại sao đăng ký muộn cũng bị phạt hành chính với mức cảnh cáo hoặc từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng?”
Nhiều người quan niệm làm khai sinh cho trẻ em chỉ là một thủ tục hành chính nên có nhiều gia đình để trẻ em đến tuổi đi học mới làm khai sinh là không đúng.
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định trẻ em có 10 quyền cơ bản, trong đó quyền đầu tiên và trước hết là quyền được khai sinh và có quốc tịch. Quyền này là cơ sở cho các quyền tiếp theo như quyền được chăm sóc nuôi dưỡng, quyền được chung sống với cha mẹ, quyền được học tập, quyền được khám chữa bệnh miễn phí đến 6 tuổi… Cho nên, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch mới quy định trong thời gian 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh thì ông, bà hoặc những người thân thích khác phải đi khai sinh cho trẻ. Đồng thời, Nghị định 76/2006/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp cũng quy định xử phạt những người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ nhưng không đến đăng ký khai sinh trong vòng 60 ngày sau khi sinh trẻ thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
Bé Nguyễn Kiều Diễm My và bảo mẫu. Ảnh: Huỳnh Lê |
Chính vì vậy, việc giám sát làm khai sinh cho trẻ trước tiên thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo các xã, phường, thị trấn và cán bộ tư pháp cấp xã. Nếu làm tốt công tác này sẽ đảm bảo trẻ em được bảo vệ các quyền khác theo luật định, nhất là hạn chế hành vi bạo hành trẻ em.
Giấy khai sinh sẽ giúp cho trẻ em: Chứng minh tên tuổi và quốc tịch. |