Dạo chợ quê trên cao nguyên Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã hội cổ truyền của người Tây Nguyên không có khái niệm chợ, họ chỉ có phương thức chủ yếu là trao đổi hàng hóa. Nhưng bây giờ đến Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), du khách rất dễ bắt gặp những ngôi “chợ trời”-chợ nhóm họp ngoài trời của người bản địa. 

Chợ như một bức tranh thu nhỏ những sản vật theo mùa với phương thức mua bán vô cùng dễ thương. Vì vậy, đi chợ ngoài mua hàng hoá còn là một cái thú.

Tôi không ít lần chứng kiến những người bạn ở Hà Nội đã kinh ngạc khi thấy những gùi vú sữa đầy ụ, quả nào cũng bóng lưỡng hay những hàng sầu riêng đổ đống…Bởi ở các đô thị lớn, trái cây đặc sản này được đưa vào chuỗi siêu thị, những cửa hàng sang trọng với giá đắt đỏ.

Còn ở Phố núi, sản vật vùng miền lại được bày bán một cách rất dân dã, khiến nhiều du khách vô cùng thích thú. Vì vậy, chợ không chỉ là chợ, chợ còn là một lát cắt văn hóa sống động và rực rỡ nhất mà người ta cảm nhận về con người, vùng đất xa lạ khi đặt chân đến.

Cùng đi một ngôi "chợ trời" của người Jrai gần thắng cảnh Biển Hồ:

Chợ là bức tranh thu nhỏ các sản vật theo mùa

Chợ là bức tranh thu nhỏ các sản vật theo mùa

"Nữ hoàng trái cây" sầu riêng cũng được đổ đống bán mua như bao hàng hóa

"Nữ hoàng trái cây" sầu riêng cũng được đổ đống bán mua như bao hàng hóa

"Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên" chỉ đặc sản măng le ngon trứ danh của vùng đất cao nguyên

"Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên" chỉ đặc sản măng le ngon trứ danh của vùng đất cao nguyên

Hàng hóa được bày bán một cách dân dã nhất

Hàng hóa được bày bán một cách dân dã nhất

Quả lê ki ma
Quả lê ki ma
Người dân mang bán những gì có trong vườn nhà

Người dân mang bán những gì có trong vườn nhà

Cách bán mua rất dễ thương của người Pleiku
Cách bán mua rất dễ thương của người Pleiku
Chợ chỉ nhóm họp trong thời gian ngắn khoảng vài giò về chiều.

Chợ chỉ nhóm họp trong thời gian ngắn khoảng vài giò về chiều.

Có thể bạn quan tâm