Sức khỏe

Dấu hiệu nguy hiểm 'tố cáo' bạn đang ăn quá nhiều đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc bổ sung quá nhiều đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn sẽ muốn để ý các dấu hiệu mà bạn đang lạm dụng nó trước khi sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng.

Việc bổ sung quá nhiều đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ẢNH: SHUTTERSTOCK
Việc bổ sung quá nhiều đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sue Heikkinen, thạc sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của MyNetDiary cho biết: Cứ 4 người Mỹ thì có 1 người vượt xa giới hạn lượng đường bổ sung hằng ngày được khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ là 50 gram, thay vào đó tiêu thụ 105 gram đường bổ sung mỗi ngày. Nên nhớ, Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề xuất không quá 24 gram đường bổ sung cho phụ nữ và không quá 35 gram cho nam giới.
Hầu hết lượng đường đó đến từ đồ uống. Chuyên gia Heikkinen cho biết: “Đồ uống có đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực và trà có đường là nguồn cung cấp đường bổ sung hàng đầu - cung cấp 47% lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống của Mỹ”, theo Eat This, Not That!
Ăn nhiều đường và những nguy cơ sau này

Một trong những dấu hiệu nguy hiểm lớn nhất cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường là bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng và mệt mỏi ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một trong những dấu hiệu nguy hiểm lớn nhất cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường là bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng và mệt mỏi ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Elizabeth Spencer, thạc sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Northwestern Medicine Central DuPage (Mỹ) cho biết: “Nhiều tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá nhiều đường không đến ngay lập tức mà thay vào đó sẽ tích tụ trong nhiều năm. Chúng bao gồm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ, bệnh tim và viêm khớp".
Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như tăng cân, viêm nhiễm và tiểu đường. Vì vậy, bạn sẽ muốn tìm ra các dấu hiệu bạn đang lạm dụng đường trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.
Một trong những dấu hiệu nguy hiểm lớn nhất cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường là bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng và mệt mỏi, theo Eat This, Not That!
Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta, vì vậy thật trớ trêu khi ăn quá nhiều đồ có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Chuyên gia dinh dưỡng Heikkinen nói: “Ăn thực phẩm có đường có thể giúp tăng cường năng lượng, nhưng nó có thể dẫn đến suy sụp sau này. Điều này có thể thiết lập một vòng luẩn quẩn chuyển sang đường để lấy lại năng lượng nhanh chóng, rồi lại cảm thấy mệt mỏi sau đó. Mệt mỏi cũng có thể là một triệu chứng của lượng đường trong máu cao (do ăn quá nhiều đường)".
Chuyên gia Spencer giải thích rằng ăn quá nhiều đường một lúc có thể gây ra tình trạng bồn chồn, và cảm giác mệt mỏi sẽ nhanh chóng đến sau đó.
Theo chuyên gia Spencer, tiêu thụ một lượng lớn đường có liên quan đến chất lượng giấc ngủ thấp hơn. Trong một thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác động của đường đối với giấc ngủ, những người tiêu thụ một lượng đường đáng kể có ít thời gian hơn trong giấc ngủ sâu và phục hồi. Những người ăn nhiều đường cũng mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ.
Làm thế nào đưa đường vào một chế độ ăn uống lành mạnh?
Bạn không cần phải cấm hoàn toàn bản thân với đường.
Heikkinen nói: “Mặc dù có những nguy cơ về sức khỏe của việc dư thừa đường, nhưng nó không phải là một chất độc”.
Trên thực tế, việc cắt giảm hoàn toàn đường hoặc cấm bản thân thưởng thức món ngọt yêu thích của bạn có thể khiến bạn thèm ăn hơn, khiến bạn khó kiểm soát khẩu phần khi ăn.
Chuyên gia Heikkinen nói: Nếu bạn có thể hạn chế các nguồn bổ sung đường lén lút như ngũ cốc, nước sốt salad và thanh granola (món yến mạch trộn với đường, quả khô, mật và vừng), thì bạn có thể để dành một chút cho những món ăn mà bạn thực sự thích, chẳng hạn như một miếng sô cô la.
Bổ sung lượng đường vừa phải kết hợp với thói quen ăn uống lành mạnh
Chuyên gia Spencer nói: "Thỉnh thoảng ăn thức ăn có đường là không sao! Điều độ là chìa khóa quan trọng ở đây.
Cô Spencer đề xuất một số cách dễ dàng để tiết chế lượng đường của bạn.
- Đọc nhãn dinh dưỡng và giữ lượng đường ở mức ít hơn 6 gram đường bổ sung cho mỗi khẩu phần thực phẩm đóng gói (điều này không bao gồm trái cây và các sản phẩm từ sữa đơn thuần).
- Kết hợp thực phẩm có thêm đường với protein, chất béo và chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng cường cảm giác no. Một ví dụ là kết hợp một khẩu phần granola ngọt với sữa chua Hy Lạp đơn giản và quả mọng đóng gói chất xơ.
Và nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý lượng đường hoặc cảm thấy mất kiểm soát với đường, một khuyến nghị khác là kết nối với một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn kết hợp đường một cách có lợi cho sức khỏe, theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm