Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Di sản Văn hóa Phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến tháng 4/2023, có 676 Di sản Văn hóa Phi vật thể của 140 quốc gia, vùng lãnh thổ được UNESCO vinh danh. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có số Di sản nhiều nhất được vinh danh, với 15 Di sản.
Xòe Thái - Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại được UNESCO ghi danh năm 2021.

Xòe Thái - Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại được UNESCO ghi danh năm 2021.

Di sản Văn hóa Phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống, bí quyết truyền nghề, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống.

Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại

Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể được UNESCO đưa ra để ghi danh giá trị bắt đầu năm 2001 với 19 Di sản. Mỗi Di sản Văn hóa Phi vật thể muốn có tên trong danh sách phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét khả năng đưa vào danh sách.

Tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul tháng 11/2008, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể đã đưa chia ra hai danh sách ghi danh các Di sản Văn hóa Phi vật thể gồm: Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại và Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp. Qua đó, các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đó được chuyển vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại.

Di san Van hoa Phi vat the: Gin giu de phat trien hinh anh 2

Di sản "Hát Xoan" - Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại, được UNESCO công nhận năm 2017 (Ảnh: Nguyễn Việt Thanh/Vietnam+)

Theo UNESCO, Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại chứa đựng các yếu tố "giúp chứng minh sự đa dạng của Di sản Văn hóa và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó.’’

Tính đến tháng 4 năm 2023, đã có 676 Di sản Văn hóa Phi vật thể của 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được UNESCO vinh danh.

Trong số này, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu với 43 Di sản, đứng thứ 2 là Pháp, 26 Di sản…

Với , Việt Nam có mặt trong top 10 quốc gia có số Di sản Văn hóa Phi vật thể nhiều nhất được vinh danh. Trong số này, có 14 Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại và 1 Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp (Ca trù).

Đồng thời, hiện Việt Nam đã chuẩn bị hồ sơ để UNESCO phê duyệt vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể thêm 13 Di sản, trong đó có 11 Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại và 2 Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp.

Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Tại Việt Nam, các địa phương, có trách nhiệm thống kê, phân loại các Di sản Văn hóa Phi vật thể sau đó đề xuất để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Địa phương đồng thời có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước đối với Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đã được công nhận theo quy định của pháp luật về Di sản Văn hóa.

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Các Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia của Việt Nam gồm các loại hình: Lễ hội Truyền thống, Nghệ thuật Trình diễn Dân gian, Tập quán Xã hội và Tín ngưỡng, Nghề Thủ công Truyền thống, Tri thức Dân gian. Tiếng nói, Chữ viết, Ngữ văn Dân gian, Di sản Hỗn hợp (điển hình là Di sản Nói lý, Hát lý của người Cơ Tu – vừa là Di sản Nghệ thuật Trình diễn Dân gian, vừa là Di sản Tiếng nói, Di sản Chữ viết).

Theo thống kê tại trang web của Cục Di sản, đến tháng 6 năm 2021, cả nước có 395 Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia được công nhận trong đó nhiều nhất là loại hình Di sản Lễ hội Truyền thống, tiếp đến là Di sản Nghệ thuật Trình diễn Dân gian và Di sản Tập quán Xã hội và Tín ngưỡng; Ít nhất là loại hình Di sản Hỗn hợp.

Gìn giữ để phát triển

Việc bảo tồn gìn giữ Di sản Văn hóa Phi vật thể mang ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia.

Không chỉ là lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước mà còn tạo tiền đề để các thế hệ sau phát triển và tái tạo. Từ đó, xây dựng và phát triển giá trị bản sắc sắc văn hóa dân tộc trên cơ sở cập nhật nền văn hóa hiện đại. Trên tinh thần và sự quyết tâm lưu giữ đối với các giá trị văn hóa dân tộc. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.

Việc bảo tồn gìn giữ Di sản Văn hóa Phi vật thể góp phần quan trọng làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng.

Ngoài tham gia và thể hiện vào di sản văn hóa thế giới nói chung, còn là xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng biệt của mỗi một quốc gia khác nhau qua đó, tạo nên ấn tượng, nền tảng văn hóa, lịch sử riêng với bạn bè thế giới.

Năm 2009, với những giá trị tiêu biểu, đặc sắc, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Năm 2009, với những giá trị tiêu biểu, đặc sắc, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bảo vệ có nghĩa là đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể là một phần cuộc sống của thế hệ hiện tại và sẽ được truyền dạy sang các thế hệ tương lại. Các biện pháp bảo vệ hướng tới mục tiêu đảm bảo sự sống, sự liên tục làm mới và truyền dạy.Các hoạt động nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bao gồm xác định và tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, thúc đẩy, tăng cường và truyền dạy di sản, đặc biệt là thông qua giáo dục chính quy và không chính quy cũng như làm sống lại một số yếu tố đã bị mai một.

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng là một nguồn phát triển kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thúc đẩy điều này không nhất thiết phải thông qua các hoạt động tạo nguồn thu nhập như du lịch hoặc hoạt động mở rộng và khai thác ra các ngành nghề, lĩnh vực liên quan khác... có thể làm ảnh hưởng đến di sản.

Để khai thác được khía cạnh kinh tế từ di sản văn hóa phi vật thể cần thiết có kế hoạch cụ thể để tăng cường các chức năng của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội và thúc đẩy lồng ghép vào các kế hoạch chính sách phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm