Hơi thở Gen Z

Tips học tập

Địa phương nào dẫn đầu trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT 5 năm qua?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia được đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Và cũng từ kỳ thi này, Bộ GD-ĐT thực hiện đối sánh kết quả trung bình điểm thi 9 môn và trung bình điểm thi từng môn giữa các địa phương trong cả nước.

Đây là giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và cải tiến chất lượng.

5 ĐỊA PHƯƠNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Về cách thức đối sánh có 2 loại khác nhau, đó là đối sánh ngang và đối sánh dọc. Đối sánh ngang là đối sánh một chỉ số nào đó giữa các đơn vị trong một thời điểm. Ví dụ đối sánh trung bình điểm thi giữa các địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT một năm là đối sánh ngang. Đối sánh dọc là đối sánh trong một đơn vị, nhưng ở những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, đối sánh thứ hạng trung bình điểm thi của một địa phương trong 5 năm là đối sánh dọc.

Với cách thức đối sánh dọc thứ hạng trung bình điểm thi của từng địa phương trong 5 năm qua, từ 2020 - 2024, chúng tôi tính bình quân thứ hạng 5 năm của từng địa phương, sắp xếp bình quân thứ hạng này từ nhỏ đến lớn. Nếu bình quân thứ hạng này bằng nhau, địa phương nào năm 2024 có thứ hạng tốt hơn sẽ xếp trước.

Học sinh tỉnh Bình Dương tham chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên năm 2024. Đây là tỉnh đứng thứ hai trong 5 tỉnh đứng đầu cả nước trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm qua. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH

Học sinh tỉnh Bình Dương tham chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên năm 2024. Đây là tỉnh đứng thứ hai trong 5 tỉnh đứng đầu cả nước trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm qua. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH

Với cách thức tính toán và sắp xếp như trên, 63 tỉnh thành cả nước được chia thành 3 nhóm: nhóm 20 địa phương dẫn đầu có chất lượng giáo dục tốt (có thứ hạng các năm trong khoảng 1 - 20); nhóm 23 địa phương có chất lượng giáo dục khá (có thứ hạng các năm trong khoảng 21 - 43) và nhóm 20 địa phương có chất lượng giáo dục trung bình khá (có thứ hạng các năm trong khoảng 44 - 63). Lưu ý, cách phân nhóm này chỉ mang tính tương đối.

Trong đó, Nam Định, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Hà Nam là 5 địa phương dẫn đầu cả nước. Còn Hà Giang, Đắk Lắk, Cao Bằng, Đắk Nông và Sơn La là 5 địa phương xếp cuối.

20 ĐỊA PHƯƠNG CÓ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỐT

Có 20 địa phương có chất lượng giáo dục đại trà thông qua 5 kỳ thi tốt nghiệp THPT được đánh giá tốt, đó là Nam Định (xếp thứ 1), Bình Dương (2), Vĩnh Phúc (3), Ninh Bình (4), Hà Nam (5), Hải Phòng (6), An Giang (7), Phú Thọ (8), TP.HCM (9), Bắc Ninh (10), Thái Bình (11), Bạc Liêu (12), Hà Tĩnh (13), Vĩnh Long (14), Tiền Giang (15), Hải Dương (16), Lâm Đồng (17), Cần Thơ (18), Hà Nội (19), Bà Rịa-Vũng Tàu (20).

Nguồn: Số liệu công bố của Bộ GD-ĐT và tính toán của tác giả

Nguồn: Số liệu công bố của Bộ GD-ĐT và tính toán của tác giả

23 ĐỊA PHƯƠNG CÓ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KHÁ

23 địa phương có chất lượng giáo dục đại trà thông qua 5 kỳ thi tốt nghiệp THPT được đánh giá mức khá, là Bắc Giang (xếp thứ 21), Đồng Tháp (22), Bến Tre (23), Bình Định (24), Nghệ An (25), Long An (26), Lào Cai (27), Tuyên Quang (28), Bình Thuận (29), Thừa Thiên-Huế (30), Thanh Hóa (31), Tây Ninh (32), Hưng Yên (33), Bình Phước (34), Quảng Ninh (35), Bắc Kạn (36), Quảng Bình (37), Kon Tum (38), Đồng Nai (39), Kiên Giang (40), Cà Mau (41), Đà Nẵng (42) và Thái Nguyên (43).

Nguồn: Số liệu công bố của Bộ GD-ĐT và tính toán của tác giả

Nguồn: Số liệu công bố của Bộ GD-ĐT và tính toán của tác giả

20 ĐỊA PHƯƠNG CÓ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG BÌNH KHÁ

20 địa phương có chất lượng giáo dục đại trà được đánh giá ở mức trung bình khá, gồm: Khánh Hòa (44), Yên Bái (45), Sóc Trăng (46), Hòa Bình (47), Gia Lai (48), Quảng Ngãi (49), Quảng Nam (50), Hậu Giang (51), Trà Vinh (52), Lạng Sơn (53), Quảng Trị (54), Phú Yên (55), Lai Châu (56), Ninh Thuận (57), Điện Biên (58), Sơn La (59), Đắk Nông (60), Cao Bằng (61), Đắk Lắk (62), Hà Giang (63).

Nguồn: Số liệu công bố của Bộ GD-ĐT và tính toán của tác giả

Nguồn: Số liệu công bố của Bộ GD-ĐT và tính toán của tác giả

Nhiều địa phương tăng hạng và tụt hạng so với năm 2020

Qua đối sánh 5 năm, có 27 địa phương năm 2024 tăng hạng so với năm 2020, 2 địa phương giữ nguyên hạng và 34 địa phương tụt hạng. Trong đó có 15 địa phương cải thiện thứ hạng rất tốt qua từng năm, tiêu biểu như: Tuyên Quang (năm 2020: 50, 2021: 31, 2022: 18, 2023: 21, 2024: 14), Nghệ An (38 - 34 - 23 - 22 - 12), Bắc Ninh (26 - 19 - 6 - 5 - 5), Bắc Giang (49 - 22 - 11 - 16 - 19), Hòa Bình (58 - 62 - 33 - 41 - 36), Phú Thọ (15 - 10 - 8 - 8 - 8), Hà Tĩnh (24 - 18 - 9 - 10 - 6), Vĩnh Phúc (9 - 5 - 2 - 1 - 1)…

Ở chiều ngược lại, có một số địa phương giảm thứ hạng qua các năm như: Bắc Kạn (23 - 33 - 39 - 44 - 48), Bạc Liêu (8 - 7 - 14 - 17 - 18), Đồng Tháp (14 - 23 - 26 - 29 - 29), Bình Thuận (19 - 21 - 32 - 31 - 33), Cà Mau (31 - 37 - 45 - 42 - 50), Tây Ninh (20 - 26 - 36 - 34 - 42)…

Có thể bạn quan tâm