Nhu cầu vàng toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức trước đại dịch trong năm 2022.
Nhu cầu vàng trong năm 2022 có thể bằng mức trước đại dịch COVID-19. Ảnh: AFP |
Nhu cầu vàng trong năm 2021 có thể đã bị dồn nén, nhưng nó sẽ chạm mức trước đại dịch trong năm nay, nhờ các khoản tiết kiệm cao hơn, tính di động tăng và giá cả ổn định - công ty quản lý tài sản Quantum Mutual Fund ở Ấn Độ cho biết cho biết trong báo cáo ngày 5.2.
Giá vàng quốc tế giao tháng 1 bị mắc kẹt giữa áp lực giá cao và động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, kết thúc tháng giảm 1,5% ở mức 1.790 USD/ounce.
Theo Chirag Mehta, nhà quản lý cao cấp tại Quantum Mutual Fund, lạm phát, chứ không phải COVID-19, dường như là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sự bùng phát trở lại của số ca mắc COVID-19 dự kiến sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu và tăng trưởng tiêu dùng. Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục tuân theo chính sách zero COVID-19 đang đè nặng lên sự tăng trưởng của nước này, vốn đã giảm xuống 4% trong quý 4 từ mức 4,9% trong quý 3.
Trong khi đó, giá cả ở Mỹ không chỉ cao mà còn cao mà còn vẫn đang tăng, với CPI tháng 12 năm 2021 sắp đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 7,1%. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ là 5,5%. Điều này có nghĩa là lạm phát đã ăn sâu vào nền kinh tế và không chỉ do giá năng lượng cao hơn gây ra - Mehta nói.
Thông tin đáng chú ý nhất trong tháng 1 là cuộc họp báo cứng rắn nhất của FED kể từ năm 2018 khi ngân hàng trung ương Mỹ cố gắng thắt chặt hoặc giảm bảng cân đối kế toán cùng lúc với việc tăng lãi suất.
Quantum Mutual Fund tin rằng điều này sẽ thúc đẩy sự quan tâm đến đa dạng hóa danh mục đầu tư như vàng.
Hơn nữa, tiền điện tử hàng đầu, bitcoin giảm 50% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11 năm 2021 do các tài sản rủi ro suy yếu. “Loại biến động này không phải là mới đối với bitcoin, khiến các nhà đầu tư một lần nữa đặt câu hỏi về vai trò của nó như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư và định vị của nó như một sự thay thế cho vàng” - Mehta nói.
Ở các mặt hàng khác, giá dầu đang sôi sục, chạm mức 90 USD/thùng lần đầu tiên sau 7 năm do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Đông Âu và Trung Đông, làm dấy lên lo ngại về đợt gián đoạn nữa trong một thị trường vốn đã thiếu nguồn cung.
Các chuyên gia tin rằng đây là điều tích cực cho giá vàng trong nước ở Ấn Độ. Đáng chú ý, SPDR Gold Shares, quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng (ETF) lớn nhất, đã ghi nhận dòng vốn ròng hàng ngày lớn nhất trị giá 1,63 tỉ USD vào tháng 1, kể từ khi niêm yết vào năm 2004, cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng.
“Ngay cả khi FED đang tỏ ra diều hâu hơn mỗi ngày và COVID-19 chưa chấm dứt, nhu cầu đối với vàng đang ngày càng lớn do lạm phát cao hơn, biến động thị trường, căng thẳng Mỹ-Nga về Ukraina và sự sụt giảm của bitcoin” - Mehta nói.
https://laodong.vn/thoi-su-quoc-te/du-bao-dang-chu-y-ve-vang-nam-2022-1001614.ldo
Theo KHÁNH MINH (LĐO)