Giải trí

Âm nhạc - Điện ảnh

Đức Tuấn làm mới 'Đóa hoa vô thường' của Trịnh Công Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi giới thiệu bản thu âm chính thức lần đầu tiên của Dã tràng ca, Đức Tuấn ra mắt bản ghi âm mang dáng dấp trường ca - Đóa hoa vô thường, nối tiếp mạch âm nhạc và cảm xúc của anh với nhạc Trịnh Công Sơn.

Đức Tuấn và nhạc sĩ Lê Thanh Tâm sử dụng phong cách neo-classical cho bản hòa âm ca khúc 'Đóa hoa vô thường', một phong cách rất thịnh hành trong dòng nhạc cổ điển giao thoa
Đức Tuấn và nhạc sĩ Lê Thanh Tâm sử dụng phong cách neo-classical cho bản hòa âm ca khúc 'Đóa hoa vô thường', một phong cách rất thịnh hành trong dòng nhạc cổ điển giao thoa



Đóa hoa vô thường được sáng tác từ năm 1972, là một tác phẩm đồ sộ bậc nhất trong kho tàng âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại cho cuộc đời. Bài hát này từng được ca sĩ Khánh Ly thu âm trong loạt băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam nhưng sau đó gần như bị quên lãng, cho tới giữa thập niên 90 mới bắt đầu được hát lại. Và nay, lần đầu tiên được giọng ca nam, là Đức Tuấn, thực hiện thu âm và phát hành dưới hình thức đĩa đơn.

 

Đức Tuấn cho biết anh luôn mong muốn mang đến cho người nghe những bài hát xuất phát từ những rung động chân thật nhất của bản thân, không vì bất cứ một nguyên nhân hay mục đích khách quan nào có thể khiến anh thay đổi cách chọn bài hay thay đổi cách hát
Đức Tuấn cho biết anh luôn mong muốn mang đến cho người nghe những bài hát xuất phát từ những rung động chân thật nhất của bản thân, không vì bất cứ một nguyên nhân hay mục đích khách quan nào có thể khiến anh thay đổi cách chọn bài hay thay đổi cách hát




Đóa hoa vô thường ra đời từ những suy niệm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về thiền. Ông đã viết về cách mình đến với thiền: Tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời, và từ cuộc đời trở về lại với hư vô".

Những bài hát của Trịnh Công Sơn ra đời từ tư tưởng này có thể kể đến như Cát bụi hay Một cõi đi về…, nhưng Đóa hoa vô thường ở một tầm vóc khác, không chỉ về những suy ngẫm, mà còn cả trong cách thể hiện âm nhạc. Đó được xem như một bản trường ca, khi được kết hợp bởi nhiều đoản khúc giống như từng giai đoạn mà một con người tự khám phá bản thân, tự đi tìm bản ngã của mình và biết chấp nhận những được – mất của cuộc đời.

Đức Tuấn cho biết, anh và và nhạc sĩ Lê Thanh Tâm đã sử dụng phong cách neo-classical cho bản hòa âm ca khúc Đóa hoa vô thường, một phong cách rất thịnh hành trong dòng nhạc cổ điển giao thoa cũng như cách mà một số ca sĩ nhạc cổ điển trình bày các tác phẩm nhạc pop, hoặc ngược lại. Bản thu âm Đóa hoa vô thường mới này, theo anh, đem lại một cảm giác khoáng đạt hơn. Và Đức Tuấn, như trong mọi sản phẩm âm nhạc của mình, vẫn hát theo một cách rất riêng, thoát hẳn khỏi mọi quan niệm mang tính ràng buộc rằng nhạc Trịnh là phải hát thế này hay thế kia.


 

Theo Đức Tuấn, anh nghiên cứu rất kỹ nội dung, hoàn cảnh ra đời, không gian cũng như tinh thần bài hát truyền tải để hát cho thật đúng cảm xúc của tác phẩm
Theo Đức Tuấn, anh nghiên cứu rất kỹ nội dung, hoàn cảnh ra đời, không gian cũng như tinh thần bài hát truyền tải để hát cho thật đúng cảm xúc của tác phẩm



Trong bản thu âm Đóa hoa vô thường của Đức Tuấn, còn có phần lời tựa của Thiền sư Thích Minh Niệm – tác giả cuốn sách nổi tiếng Hiểu về trái tim, cũng là một dẫn giải về ca khúc. “Đóa hoa nào rồi cũng tàn phai theo lẽ vô thường của trời đất. Em cũng vậy. Em cũng vô thường. Hình hài, ý niệm, cảm xúc, vết thương, và cả linh hồn của em nữa, đâu có cái gì là giữ nguyên một trạng thái cố định ở trong trời đất này đâu. Và chính tôi cũng vậy, cái thấy của tôi về em, cũng không thể nào là bất di bất dịch. Nhưng mà, đóa hoa vô thường thì nó sẽ tái sinh, làm thân, làm lá, làm nụ cho kiếp mới… Còn em, em vô thường rồi, em sẽ đi về đâu, em tan vào tôi, em tan vào tất cả mọi người, tan vào vạn sự vạn vật xung quanh em…”.

Thiên Anh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm