Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh không chỉ đơn giản là do mệt mỏi hay căng thẳng như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (BV Đại học Y Hà Nội) cho biết: đau nửa đầu (hay còn gọi là migraine) là một chứng rối loạn đau đầu nguyên phát, thường gây ra những cơn đau nhói dữ dội một bên đầu đến mức nhiều bệnh nhân nói rằng họ chỉ muốn đập đầu vào tường, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hương. Cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nhiều người thường xuyên gặp phải những cơn đau nhói ở nửa bên đầu khiến họ như muốn "đập đầu vào tường". |
Để nhận biết mình có bị bệnh đau nửa đầu hay không, theo bác sĩ Thắng, bệnh nhân có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau: các cơn đau thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu, có thể lan sang cả hai bên, là cơn đau nhói, giật theo nhịp mạch và cơn đau thường có mức độ từ trung bình đến dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bực bội, thậm chí không thể tập trung làm việc hay sinh hoạt.
Đi kèm với những cơn đau nửa đầu là những hệ quả không thể tách rời như: buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hương, mất thị lực tạm thời, nhìn thấy tia sáng lóe lên hoặc đốm đen, tê bì hoặc yếu ở một bên mặt, tay hoặc chân, cảm giác nóng hoặc lạnh bất thường, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, uể oải…
Về câu hỏi điều gì gây ra chứng đau nửa đầu, bác sĩ Thắng cho biết: chứng đau nửa đầu có thể do dây thần kinh làm viêm màng cứng, gây đau lan rộng và thay đổi lưu lượng máu cục bộ, cũng có thể có nguyên nhân di truyền gây ra chứng đau nửa đầu, do yếu tố di truyền hoặc sự biến động nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh ở phụ nữ, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như căng thẳng, lo âu, áp lực tinh thần, ngủ không đủ giấc hoặc thay đổi giờ giấc ngủ đột ngột có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, dẫn đến rối loạn chức năng hệ thần kinh, gây ra đau nửa đầu, một số thực phẩm như sô cô la, pho mát, rượu vang đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường, nhiều muối có thể là "kẻ thù" kích hoạt cơn đau nửa đầu…
Vì chứng đau nửa đầu có thể gây đau ở má hoặc vùng gần xoang nên chúng thường bị nhầm lẫn với đau đầu do xoang. Đau đầu xoang không phải là chẩn đoán chính thức mà là triệu chứng của nhiễm trùng xoang cấp tính.
Một số thực phẩm như sô cô la, pho mát, rượu vang đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường, nhiều muối có thể là "kẻ thù" kích hoạt cơn đau nửa đầu… |
Cái gọi là "nhức đầu căng thẳng" được đặc trưng bởi cơn đau đầu nói chung với cơn đau nhẹ, kiểu áp lực mà không có các triệu chứng khác.
Đau đầu từng cơn rất hiếm và chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới. Chúng được đặc trưng bởi các cơn đau khủng khiếp thường xảy ra xung quanh một mắt. Các triệu chứng bao gồm đổ mồ hôi, chảy nước mắt, mí mắt sụp xuống, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Các cuộc tấn công xảy ra thành từng cụm vào những thời điểm nhất định (mùa xuân và mùa thu, sáng sớm...).
Khi được phát hiện mắc chứng đau nửa đầu, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc giúp ngăn chặn tín hiệu đau và viêm trong cơ thể như: acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen hoặc Naproxen, triptan (Sumatriptan). Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc (trước đây gọi là đau đầu hồi ứng). Mục tiêu điều trị là giảm thiểu số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, thuốc dự phòng cơn đau và thay đổi lối sống.
Theo bác sĩ Thắng, một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống hoàn toàn tự nhiên, tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng hợp lý. Ngủ đều đặn là điều tối quan trọng. Các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, pilates và thiền cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Áp dụng một lối sống lành mạnh và ngủ đủ giấc là cách tốt nhất trị chứng đau nửa đầu. |
Bác sĩ cũng khuyến cáo: nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt là có các triệu chứng đặc trưng của đau nửa đầu, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời nên ghi chép nhật ký theo dõi các cơn đau để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả hơn.
Bệnh đau nửa đầu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.