Kinh tế

Nông nghiệp

Gia Lai phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 49,2%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2025 đạt 47,75%, trồng 40.000 ha.

Theo đóm mục tiêu chung của Nghị quyết là tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về vai trò, ý nghĩa quan trọng của các loại rừng, quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, phát triển rừng và đưa ngành Lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, trở thành một ngành kinh tế quan trọng, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; liên kết chuỗi từ phát triển rừng; quản lý, bảo vệ, phục hồi hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có…

Lực lượng chức năng huyện Chư Păh tăng cường tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
Lực lượng chức năng huyện Chư Păh tăng cường tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Nguyễn


Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 10,91%; bảo vệ và phát triển toàn bộ diện tích rừng hiện có; nâng tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2025 đạt 47,75%, trồng 40.000 ha, trong đó có ít nhất 10.000 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; phát triển đạt tối thiểu 6.500 ha dược liệu dưới tán rừng; thành lâoj và đưa vào hoạt động hiệu quả Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giá trị thu nhập của người dân làm nghề rừng tăng 2 lần trên cùng 1 đơn vụ diện tích so với năm 2020.

Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 12%; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 49,2%; tiếp tục trồng mới và trồng rừng luân canh 40.000 ha, trong đó có ít nhất 15.000 ha rừng gỗ lớn…

Nghị quyết đặt ra 8 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu trên. Trong đó tập trung tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường quản lý và thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất; ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; huy động và phát triển nguồn nhân lực; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm