Bạn đọc

Gia Lai: Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri TP. Pleiku và huyện Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 7-12, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 2006/UBND-NC về việc trả lời và chỉ đạo giải quyết một số ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XII.

I. Cử tri thành phố Pleiku

1. Đề nghị UBND tỉnh có giải pháp tăng cường đầu tư trang-thiết bị chuyên dùng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân.

Trả lời: Xác định Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh đã ưu tiên đầu tư bổ sung nhiều hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh-phục hồi chức năng. Một số thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật cao đã được đầu tư như: hệ thống chụp cắt lớp CT-Scanner 128 lát cắt; máy chụp cộng hưởng từ MRI 1,5 Tesla; hệ thống phẫu thuật nội soi; các trang thiết bị hỗ trợ phẫu thuật thần kinh, sọ não; máy lọc máu liên tục; Hệ thống ECMO (tim, phổi nhân tạo)… Đặc biệt năm 2021, đã được tỉnh bố trí kinh phí để trang bị hệ thống chụp mạch xóa nền 1 bình diện cao cấp và một số thiết bị khác giúp hỗ trợ trong khám chẩn đoán và can thiệp tim mạch với kinh phí hơn 33 tỷ đồng. Một số thiết bị chuyên dùng và thiết bị kỹ thuật cao khác cũng sẽ được tiếp tục bổ sung trong thời gian tới; dự kiến đầu tư Hệ thống máy xạ trị giúp điều trị ung thư và các bệnh lý ung bướu khác… sẽ từng bước góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

UBND tỉnh giao Sở Y tế theo dõi, chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện tốt công tác mua sắm, quản lý, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế đi đôi với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho đội ngũ y tế để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

2. Việc thực hiện Quyết định số 441/QĐ-UBND, ngày 25-7-2021 của UBND tỉnh Gia Lai về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến cấp thẩm quyền mở rộng thêm đối tượng được hỗ trợ như: Nhân viên làm tại các cơ sở bida; intenet; xông hơi mát xa.

Trả lời: Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ, để kịp thời hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 25-7-2021 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Qua hơn 4 tháng thực hiện các huyện, thị xã, thành phố đã hỗ trợ cho 8.656 lao động không có giao kết hợp đồng lao động với số tiền 12,984 tỷ đồng. Các địa phương đã chi trả kinh phí hỗ trợ cho 7.795 lao động với số tiền hơn 11,692 tỷ đồng. Đối với việc mở rộng đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát các đối tượng chưa có trong Quyết định số 441/QĐ-UBND (trong đó có đối tượng làm việc tại các cơ sở: bida; 13 intenet; xông hơi mát xa…).

Người lao động tại Công ty cổ phần Trường Xuân (TP. Pleiku) sớm nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP. Ảnh: Như Nguyện
Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Trường Xuân (TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện


Tổng số đối tượng đã rà soát là hơn 18.000 người, với mức hỗ trợ 1.500.000đ/người thì kinh phí để hỗ trợ là khoảng hơn 27 tỷ đồng. Để đảm bảo có khoảng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các địa phương liên quan tiếp tục rà soát các đối tượng để không còn đối tượng nào bị bỏ sót và đề xuất nguồn kinh phí để hỗ trợ báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.

3. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Y tế miễn phí xét nghiệm Realtime PCR cho các trường hợp là F1 đi từ vùng dịch về đăng ký cách ly tại khách sạn.

Trả lời: Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8-2-2021 của Chính phủ quy định: “Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch. a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này (Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành). Theo đó, hiện tại Chính phủ chưa có quy định miễn phí xét nghiệm Realtime PCR (xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2) cho các trường hợp là F1 đi từ vùng dịch về đăng ký cách ly tại khách sạn.


Để giải quyết kiến nghị của cư tri, UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ xem xét có chính sách phù hợp đối với việc thu phí xét nghiệm Realtime PCR cho các trường hợp là F1 đi từ vùng dịch về đăng ký cách ly tại khách sạn.

5. Đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh Nghị quyết 131/2020/NQ-HĐND ngày 10-12-2020 về việc “quy định mức hưởng phụ cấp hằng tháng của thôn đội trưởng và mức trợ cấp ngày công lao động đối với dân quân khi làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, không nên quy định bằng số tiền cụ thể mà nên quy định mức hưởng bằng hệ số so với mức lương cơ sở. Đồng thời nên tăng mức hưởng của Thôn đội trưởng bằng với mức hưởng của người thực hiện công việc trực tiếp ở thôn như: Công an viên, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể.

Trả lời: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và căn cứ điều kiện kinh tế của tỉnh; trong quá trình xây dựng trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết 131/2020/NQ-HĐND, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã lấy ý kiến của các sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và thống nhất đề xuất mức phụ cấp hàng tháng của Thôn đội trưởng bằng mức phụ cấp mà Chính phủ quy định với số tiền cụ thể 745.000 đồng.

Tiếp thu ý kiến nêu trên của cử tri, trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành rà soát lại các quy định liên quan, điều kiện và tình hình ngân sách của tỉnh để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 14 131/2020/NQ-HĐND phù hợp với tình hình thực tế.

6. Việc quản lý lao động là người nước ngoài khi đến làm việc tại Gia Lai, nhất là ở các công trình, dự án trọng điểm như công trình điện gió..., đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ hơn; kịp thời nắm thông tin, lịch trình đi, đến của các công dân, để tránh làm lây lan dịch Covid-19 và đảm bảo về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Trả lời: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay có 16/17 dự án Nhà máy Điện gió đang trong quá trình triển khai xây dựng; 1 dự án Nhà máy điện gió chưa triển khai thực hiện (Dự án Nhà máy điện gió Ia Boòng, Chư Prông). Tổng số người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động và không thuộc diện cấp giấy phép lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh là: 145 lao động tại 36 doanh nghiệp, đơn vị, nhà thầu (trong đó tại các dự án điện gió là: 107 lao động). Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Y tế đã chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng-chống dịch tại nơi làm việc và sinh sống.

Để tiếp tục quản lý tốt đối với lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp sau:

- Công an tỉnh làm tốt công tác nắm tình hình di biến động dân cư nhất là đối với người lao động nước ngoài trên địa bàn.

- Các sở, ngành, địa phương liên quan và các cơ quan tuyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp, đơn vị, nhà thầu có nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan để hướng dẫn cho các doanh nghiệp, đơn vị, nhà thầu mới đầu tư biết và thực hiện các quy định về sử dụng lao động người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật lao động hiện hành.

Đồng thời, các Sở, ngành, địa phương tăng cường thực hiện nghiêm Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 30-12-2016 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý cư trú và hoạt động của nước ngoài tại tỉnh Gia Lai.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị, doanh nghiệp, nhà thầu có sử dụng lao động người nước ngoài, đặc biệt đối với các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh; kịp thời chấn chỉnh và xử lý vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh và công tác phòng-chống dịch bệnh Covid-19.

- Các địa phương chủ động phối hợp với các sở, ban ngành trong việc thống kê, theo dõi người nước ngoài trong phạm vi địa phương quản lý, cũng như thực hiện tốt công tác quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại địa phương.

7. Cử tri đề nghị xem xét tăng mức phụ cấp cho lực lượng Tổ bảo vệ dân phố, vì hiện nay nhiệm vụ chuyên môn nhiều, nhất là trong công tác phòng-chống dịch, nhưng mức phụ cấp thấp không đảm bảo ổn định cuộc sống.

Trả lời: Quy định số lượng chức danh và mức phụ cấp hàng tháng cho Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai được áp dụng theo Quyết định 119/2007/QĐ-UBND ngày 31-12-2007 của UBND tỉnh, theo đó quy định: Trưởng ban Bảo vệ dân phố bằng 75% mức lương tối thiểu; Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố bằng 65% mức lương tối thiểu; Ủy viên ban Bảo vệ dân phố (Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố) bằng 60% mức lương tối thiểu; Tổ phó Tổ bảo vệ dân phố bằng 55% mức lương tối thiểu; Tổ viên Tổ Bảo vệ dân phố bằng 50% mức lương tối thiểu.

Để giải quyết kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh giao Công an tỉnh tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành rà soát lại các quy định liên quan, điều kiện và tình hình ngân sách của tỉnh để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế.

8. Những năm qua được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo làm ăn phát triển kinh tế góp phần thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên mức kinh phí hỗ trợ quá thấp so với giá cả thị trường hiện nay. Đề nghị các cấp xem xét nâng mức hỗ trợ cho các hộ nghèo đảm bảo nguồn vốn mua giống vật nuôi hoặc xây nhà ở góp phần thoát nghèo bền vững.

Trả lời: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày 6-12-2018 quy định một số nội dung về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là 20 triệu đồng/hộ/năm; mức hỗ trợ này có thể giúp hộ nghèo mua con giống, cây trồng, phân bón… phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Ngoài ra, bản thân hộ nghèo có nhu cầu sẽ được vay vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh với mức vay tối đa 100 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2017-2021, theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Pleiku không có xã, thôn đặc biệt khó khăn; đối với TP. Pleiku là địa phương có điều kiện thuận lợi về kinh tế, theo đó tỉnh bố trí nguồn vốn triển khai các Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. UBND TP. Pleiku sử dụng nguồn lực từ ngân sách của địa phương, Quỹ Vì người nghèo của địa phương và nguồn lực từ các tổ chức, 16 cá nhân để hỗ trợ cho người nghèo.

Kết quả, từ năm 2017 đến nay đã hỗ trợ cho 173 hộ nghèo, cận nghèo xây dựng mới và sửa chữa nhà ở với kinh phí trên 6.430 triệu đồng; hỗ trợ vốn chăn nuôi cho 277 hộ nghèo với kinh phí 1.870 triệu đồng; hỗ trợ làm nhà vệ sinh cho 207 hộ với kinh phí 870 triệu đồng; hỗ trợ vay vốn kinh phí 25.662 triệu đồng. Nhìn chung, mức hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất ở TP. Pleiku thấp hơn mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ được quy định tại Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND.

Để đảm bảo việc hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thành phố bằng hoặc hơn mức quy định tại Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày 6-12-2018 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP. Pleiku rà soát các nguồn lực của địa phương để cân đối, nâng mức hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, để UBND thành phố tổ chức triển khai thực hiện đúng thẩm quyền đã được giao, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh-Kỳ họp thứ tư thống nhất việc Thường trực HĐND tỉnh chuyển nội dung kiến nghị này về HĐND TP. Pleiku kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện của UBND TP. Pleiku.

II. Cử tri huyện Chư Pưh

1. Đối với đường tránh tại Trạm thu phí BOT Đức Long thuộc xã Ia Le, UBND huyện Chư Pưh đã nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh tại Công văn số 320/UBND-KT ngày 27-3-2019; Công văn số 617/UBND-KT ngày 29-5-2019; UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan có liên quan phối hợp với UBND huyện Chư Pưh kiểm tra hiện trường, đề xuất giải quyết các kiến nghị của UBND huyện Chư Pưh đối với đường Hồ Chí Minh đoạn Km 1610-Km1667+570, tỉnh Gia Lai theo hình thức Hợp đồng BOT. Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND huyện tiếp tục có Công văn số 285/UBND-KT ngày 29-3-2021, nhưng đến nay UBND tỉnh vẫn chưa có văn bản trả lời.

Đề nghị UBND tỉnh có văn bản trả lời Công văn số 285/UBND-KT ngày 29-3-2021 của UBND huyện Chư Pưh về việc đề nghị xây dựng tuyến đường tránh vào thôn Ia Jol, Ia Brêl, xã Ia Le tại Trạm thu phí Đức Long 2, Km 1667+470, đường Hồ Chí Minh, để huyện có cơ sở trả lời kiến nghị của cử tri; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành có liên quan khảo sát, đánh giá hệ thống đường giao thông (đường tránh vào thôn Ia Jol, Ia Brêl, xã Ia Le, tại Trạm thu phí Đức Long 2), để bố trí ngân sách đầu tư xây dựng đoạn đường tránh vào thôn Ia Jol, Ia Brêl, xã Ia Le tại Trạm thu phí Đức Long 2, để đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.

Trả lời: Liên quan đến việc xử lý các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ, trong đó có khu vực Trạm thu phí đường bộ Đức Long 2 Km1667+470 đường Hồ Chí Minh, UBND tỉnh đã có văn bản số 1266/UBND-NC ngày 7-9-2021 gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai 3 đã có văn bản số 71/BATGT-VP ngày 13-9-2021 gửi Cục quản lý Đường bộ III đề nghị quan tâm xử lý. Ngày 22-9-2021 Cục quản lý Đường bộ III đã chủ trì, phối 17 hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh Gia Lai, Công ty CP BT&BOT Đức Long Gia Lai tổ chức kiểm tra hiện trường, đề xuất biện pháp xử lý đối với các vị trí mất an toàn giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Ngày 28-9-2021 Cục quản lý Đường bộ III có văn bản số 1858/CQLĐBIII-ATGT đề nghị Công ty CP BT&BOT Đức Long Gia Lai lập hồ sơ đường gom tại Trạm thu phí đường bộ Đức Long 2 Km1667+470 đường Hồ Chí Minh báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được xem xét xử lý.

Tuy nhiện hiện nay hồ sơ vẫn chưa được Công ty CP BT&BOT Đức Long lập. Để giải quyết kiến nghị cử tri, UBND tỉnh giao Sở Giao thông-Vận tải chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Đường bộ III đôn đốc Công ty CP BT&BOT Đức Long Gia Lai khẩn trương phối hợp UBND huyện Chư Pưh và các bên liên quan lập hồ sơ đường gom tại Trạm thu phí đường bộ Đức Long 2 Km1667+470 đường Hồ Chí Minh, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt, sớm triển khai thi công xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông.

 

GLO
 

Có thể bạn quan tâm