Kinh tế

Giá cả thị trường

Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Indonesia tăng đột biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Indonesia tăng đột biến.

Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2017, giá trị xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2018 sang Indonesia tăng đột biến gấp trên 8 lần, đạt giá trị 102 triệu USD, với khối lượng 52.528 tấn, tăng 97,1% so với cùng kỳ năm 2017.

 

 

Nguyên nhân là do nước này nhập khẩu cà phê Việt Nam với giá và chất lượng tốt để chế biến cà phê hòa tan, tiêu thụ nội địa, hoặc tái xuất.  

Một số thị trường khác mà xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng mạnh như: Nga tăng 76,8% (đạt 84 triệu USD), Philippines tăng 54,1% (đạt 65 triệu USD), Angiêri tăng 10,8% (đạt 64 triệu USD), Nhật Bản tăng 5,8% (đạt 101 triệu USD).

Cũng theo Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,042 triệu tấn và 2,01 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng nhưng giảm 4,7% về  giá trị  so cùng kỳ  năm 2017.

Đức  và  Mỹ  vẫn  là  hai  thị  trường  xuất  khẩu  lớn  nhất  của  Việt  Nam  trong 5 tháng đầu năm 2018 với giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 209 triệu USD (giảm 22,6% so với cùng kỳ 2017) và 174 triệu USD (giảm 26,9% so với cùng kỳ  2017).

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam bình quân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.929 USD/tấn, giảm 14,23% so với cùng kỳ năm 2017. So với tháng  5/2018, giá cà phê xuất khẩu bình quân của tháng 6/2018 đã giảm 2,3% ở  mức 1.914USD/tấn.

Trong nước, giá cà phê tiếp tục có xu hướng giảm. Giá cà phê vối nhân xô tại Đắk Lắk hiện nay khoảng 36.000 đồng/kg, giảm 700 đồng/kg so với cùng thời điểm của tháng 5/2018.

Theo ước tính của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017/18 tăng 1,2% lên 159,66 triệu bao. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng toàn cầu niên vụ cà phê 2018/19 sẽ đạt 171,2 triệu bao (bao 60 kg) trong khi tiêu thụ  toàn cầu cùng kỳ  chỉ ở mức 163,2 triệu bao.

Xét về  cân  đối cung cầu, giá cà phê thế giới nhiều khả năng sẽ ít biến động cho đến cuối năm nay dù đã tăng nhẹ trong tháng 5/2018, chấm dứt ba tháng suy giảm liên tiếp. Doanh nghiệp và người dân cần thận  trọng  trong việc dự trữ tránh tình trạng giá giảm trở lại khi vào vụ thu hoạch trong quý 4 của Việt Nam.

Hà Trần/VOV

Có thể bạn quan tâm