Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ cho Israel, không nhắc gì đến Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hạ viện Mỹ ngày 2-11 (giờ địa phương) đã thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 14,3 tỷ USD cho Israel, không nhắc gì đến Ukraine.

Dự luật viện trợ 14,3 tỷ USD cho Israel bằng cách cắt giảm nguồn tiền cho Sở Thuế vụ (IRS) được thông qua tại Hạ viện Mỹ ngày 2-11 (giờ địa phương) với tỷ lệ 226 ủng hộ, 196 phản đối và 11 nghị sĩ không tham gia bỏ phiếu. 2 nghị sĩ Cộng hòa phản đối trong khi 12 nghị sĩ Dân chủ ủng hộ dự luật.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau khi công bố thông qua dự luật về ngân sách ngày 2-11. Ảnh: AP

Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau khi công bố thông qua dự luật về ngân sách ngày 2-11. Ảnh: AP

Trước đó, Tổng thống Biden đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt gói chi tiêu khẩn cấp trị giá 106 tỷ USD, bao gồm tài trợ cho Israel, Đài Loan (Trung Quốc) và Ukraine, cũng như viện trợ nhân đạo. Trong gói viện trợ này có 61 tỷ USD cho Ukraine, hơn 14 tỷ USD cho Israel cùng các khoản khác để tăng khả năng cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tăng cường an ninh dọc biên giới Mỹ-Mexico. Song, dự luật được thông qua viện trợ 14,3 tỷ USD cho Israel mà không nhắc gì đến Ukraine. Đây là dự luật đầu tiên được đưa ra dưới thời tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson.

Một phiên họp của Hạ viện Mỹ ngày 4-1. Ảnh: Reuters

Một phiên họp của Hạ viện Mỹ ngày 4-1. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói sẽ không đưa văn kiện ra bỏ phiếu tại cơ quan này. “Thượng viện sẽ không xem xét dự luật thiếu sót nghiêm trọng từ phe Cộng hòa tại Hạ viện. Thay vào đó, chúng tôi sẽ cùng phối hợp để đưa ra một gói khẩn cấp lưỡng đảng riêng có viện trợ cho cả Israel, Ukraine...”-ông Schumer phát biểu tại Thượng viện cùng ngày.

Hạ viện Mỹ có 435 ghế, trong đó đảng Cộng hòa chiếm giữ 221 ghế, đảng Dân chủ giữ 212 ghế và 2 ghế để trống. Trong khi đó, đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện với số ghế 51-49. Dự luật muốn trở thành luật phải do cả lưỡng viện thông qua và được Tổng thống Mỹ ký.

Vấn đề tăng viện trợ cho Ukraine đang gây chia rẽ trong chính trường Mỹ. Tổng thống Biden nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ sát cánh với Ukraine và kêu gọi quốc hội thông qua gói hỗ trợ mới cho Kiev, bất chấp sự phản đối từ nhiều thành viên Cộng hòa.

Có thể bạn quan tâm