Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Hiện tượng thiên văn kỳ thú: Sao Hỏa "hôn" sao Kim trước khi chia tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào ngày 12.7, sao Hỏa sẽ tiến sát sạt đến sao Kim trước khi tách ra.
 
Sao Hỏa và sao Kim sát nhau nhất vào ngày 12.7. Ảnh: Duluth News Tribune/NASA
Sao Kim có thể quan sát thấy ở thấp trên bầu trời tây bắc vào lúc hoàng hôn. Nhưng sao Hỏa đã không được nhìn thấy trong nhiều tuần, bởi hành tinh đỏ đang di chuyển về phía xa của Mặt trời gần đối diện với Trái đất. Với khoảng cách 372 triệu km, sao Hỏa xa hơn gần 7 lần và mờ hơn 100 lần so với khi nó ở gần Trái đất nhất.
Sao Kim sáng hơn sao Hỏa khoảng 250 lần với cấp sao biểu kiến có giá trị -3,9 so với 1,8 của sao Hỏa. Sao Kim luôn luôn sáng hơn bất kỳ một ngôi sao nào ngoài Mặt trời. Độ sáng lớn nhất của nó, cấp sao biểu kiến có giá trị -4,9, xuất hiện ở pha hình lưỡi liềm khi nó ở gần Trái đất. Sao Kim mờ dần về cấp sao -3 khi nó ngược sáng so với Mặt trời.
Xếp sau Mặt trăng, sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng nhất và có thể dễ dàng nhìn thấy trong bầu trời tối. Trong khi đó, sao Hỏa chỉ có thể nhìn thấy vào lúc hoàng hôn và rất thấp trên bầu trời. Điều này làm cho nó xuất hiện thường mờ nhạt.
 
Sao Kim cách sao Hỏa khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng (20.844km) vào ngày 7.7. Ảnh: Duluth News Tribune/NASA
Tuy nhiên, sao Hỏa đang trên đường tiến sát tới sao Kim! Vào ngày 7.7, chúng cách nhau khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng tròn. Cả hai đang xích lại gần nhau mỗi ngày khi sao Hỏa leo gần chân trời phía tây và sao Kim trượt về phía đông để gặp nó.
Cặp đôi sát gần nhau nhất vào ngày 12.7, chỉ một đường kính Mặt trăng (3.474km). Thật không may, sao Hỏa quá mờ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường vì những lý do được mô tả ở trên, vì vậy sẽ cần ống nhòm để quan sát. Kể cả dùng ống nhòm, sao Hỏa mờ nhạt hơn nhiều so với sao Kim, chỉ như một tia lửa so với một ngọn lửa.
Trước đó, ngày 11.7, một ngày trước khi sao Hỏa và sao Kim kết hợp, Mặt trăng 2 ngày tuổi tuyệt đẹp sẽ tạo thêm nét kỳ diệu cho khung cảnh thiên thể, xuất hiện về phía bên phải của cặp hành tinh. Cả ba vật thể sẽ nằm dọc theo một đường thẳng ngang với đường chân trời phía tây.
Để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này, bạn sẽ cần một tầm nhìn rõ ràng, không bị cản trở càng xa đường chân trời tây-tây bắc càng tốt. Các hành tinh sẽ xuất hiện bên trái điểm lặn của Mặt trời. Sao Kim sẽ rõ ràng bắt đầu từ khoảng 45 phút sau khi Mặt trời lặn và có thể nhìn thấy trong khoảng nửa giờ.
Khi phát hiện sao Kim, hãy hướng ống nhòm của vào hành tinh và tập trung vào một điểm, sau đó tìm sao Hỏa mờ hơn ở bên trái. Nếu may mắn, bạn có thể quan sát được khoảnh khắc sao Hỏa "hôn" sao Kim khi chúng tiếp cận sát nhau.
KHÁNH MINH (LĐO)
https://laodong.vn/the-gioi/hien-tuong-thien-van-ky-thu-sao-hoa-hon-sao-kim-truoc-khi-chia-tay-928636.ldo

Có thể bạn quan tâm