Kinh tế

Nông nghiệp

Hiệu quả chương trình, dự án hỗ trợ nông dân Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) vẫn chiếm hơn 15%, tập trung ở hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Cụ thể, các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân trong giai đoạn 2018-2023 gồm: tái canh gần 1.917 ha cà phê, cấp không 230.420 kg giống lúa, cấp không 50.586 cây bơ giống cho bà con trồng xen với các loại cây lưu niên, cấp 80.864 cây điều giống cao sản, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp, liên kết xây dựng mã vùng các sản phẩm, hướng dẫn xây dựng mỗi xã thực hiện 1 sản phẩm OCOP, thành lập các mô hình nông hội/tổ hội trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc… Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân chủ yếu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia và từ các dự án nông thôn miền núi được Nhà nước phân bổ.

Bà Võ Thị Thu Hiền (bìa trái)-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất với vợ chồng ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Cư

Bà Võ Thị Thu Hiền (bìa trái)-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất với vợ chồng ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: “Phòng luôn tích cực tham mưu UBND huyện chỉ đạo thực hiện, quản lý các chương trình, dự án hỗ trợ bà con nông dân phát triển kinh tế. Trong đó có việc hỗ trợ nhiều loại cây giống cho 3.353 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số tái canh gần 1.917 ha cà phê”.

Ngoài ra, các chương trình, dự án cũng đã hỗ trợ giống vật nuôi, tư vấn miễn phí xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hồ tiêu theo hướng VietGAP, liên kết thực hiện mã vùng trồng cây chanh dây, hướng dẫn thành lập tổ hội trồng cây ăn quả, tổ hội chăn nuôi heo, tổ hội chăn nuôi bò sinh sản, tổ hội chăn nuôi dê, liên kết sản xuất-chăn nuôi với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Minh (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng) cho hay: “Nhờ có các chương trình, dự án hỗ trợ cây giống, vốn vay ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật mà gia đình tôi có điều kiện canh tác hơn 3 ha cà phê, sầu riêng, chanh dây, dâu tây, ổi, bơ, mít... Trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình thu hơn 500 triệu đồng, giữ vững danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”.

Còn bà Võ Thị Thu Hiền-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng thì thông tin: “Nhờ phát huy hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân mà công tác Hội và phong trào nông dân trong xã ngày càng phát triển. Đến nay, toàn xã có hơn 200 hội viên là chủ hộ được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp”.

Trao đổi với P.V, bà Siu H'Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông-khẳng định: “Các cấp Hội Nông dân trong huyện tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút và phát triển hội viên tham gia sinh hoạt, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và các doanh nghiệp để thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân hiệu quả hơn”.

Có thể bạn quan tâm