Du xuân

Hoa đào chuông khoe sắc trên độ cao 1.400 mét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết đến, những cây đào chuông trên đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) lại khoe sắc đón xuân về. Đây là loại hoa đặc trưng của Đà Nẵng khi chỉ xuất hiện ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển.
 

 

Đến Bà Nà dịp Tết Nguyên đán, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến những cánh đào chuông nở bung đón Xuân. Chỉ xuất hiện ở độ cao 1.400 mét với thời tiết gần như 4 mùa trong một ngày, nhiệt độ mùa đông thường xuống chừng 6 độ C, nên hoa đào chuông đã trở thành đặc trưng của vùng núi này cũng như thành phố Đà Nẵng.
 

 

Loài hoa này trước đây được người dân phát hiện ở trong rừng, sau đó đưa về trồng trên đỉnh Núi Chúa. Cái tên Đào chuông cũng do người dân nơi đây đặt do những cánh hoa khi nở giống như những quả chuông nhỏ màu hồng, treo lủng lẳng.
 

 

Hàng trăm gốc đào chuông đã được trồng tại đây. Những cây lớn mới được đưa từ trong rừng ra vừa nảy lộc, vừa nở bung những cánh hoa. Đào chuông khoe sắc dưới tháp Linh Phong Tự - một trong những công trình tâm linh mới được khánh thành trên đỉnh Núi Chúa (Bà Nà)...
 

 

Hay dưới những mái nhà theo kiến trúc Pháp cổ kính.
 

 

Đào chuông thuộc họ đỗ quyên (Ericcaceae), bộ Ericales, lớp Magnoliopsida, là loại cây tiểu mộc với thân cây chỉ cao tối đa chừng 5 mét, lá nhỏ, nhánh non không lông.
 

 

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc chăm sóc đào chuông không mất quá nhiều công sức. Thường những công nhân tại đây chỉ bón thêm phân giúp cây xanh tốt. Hoa cứ đến mùa xuân là nở, không phải tuốt lá, bấm cành như nhiều loại khác.
 

 

Trong sắc nắng, hoa đào chuông càng trở lên quý phái.

Có thể bạn quan tâm