Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Hội thảo về nghề tạc tượng gỗ dân gian Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 13-6, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai diễn ra hội thảo khoa học “Xác định giá trị cốt lõi, tinh hoa, đặc trưng của nghề mộc tượng gỗ dân gian Gia Lai” do Thạc sĩ Nông Bàng Nguyên làm chủ nhiệm, Văn phòng Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì.

Nội dung hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu và xây dựng câu lạc bộ nghề truyền thống nhằm đảm bảo phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai”. Dự hội thảo có các nhà nghiên cứu văn hóa, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

 Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc



Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Thạc sĩ Nông Bàng Nguyên nêu bật giá trị, ý nghĩa của tượng gỗ dân gian. Đây cũng là sản phẩm nghệ thuật gắn với nghề thủ công lâu đời của người bản địa Tây Nguyên, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Hàng thế kỷ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên các phương diện nghệ thuật, điêu khắc, trang trí… Song, trong bối cảnh đương đại, cần thương mại hóa tượng gỗ để phát huy được những giá trị vật chất lẫn tinh thần của sản phẩm văn hóa này. Trong đó, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh đến yếu tố hình thành các làng nghề truyền thống, xây dựng thương hiệu, đảm bảo phát triển sinh kế bền vững cho những chủ nhân của nghề mộc tượng gỗ dân gian để giúp họ bảo tồn nghề truyền thống cha ông.

Tại hội thảo, các đại biểu đã góp ý cho đề tài nhiều nội dung như: tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm; làm cách nào để khách du lịch thuần túy có thể nhận diện được tượng gỗ dân gian Bahnar hay Jrai; nguồn nguyên liệu bền vững để duy trì nghề mộc tượng gỗ dân gian; tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế đời sống của cộng đồng bản địa.

 

HOÀNG NGỌC

 

Có thể bạn quan tâm