Xã hội

Đời sống

Kbang:

Kbang: Triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng-chống hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trước dự báo về tình hình thời tiết có khả năng xuất hiện hạn hán diện rộng trong mùa khô năm 2024, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn cùng cơ quan, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng-chống hạn.

Năm 2024, tổng diện tích kế hoạch gieo trồng toàn huyện trên 35,3 ngàn ha, trong đó vụ Đông-Xuân có diện tích gieo trồng hơn 5.720 ha; vụ mùa là 29.485 ha. Căn cứ vào tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, UBND huyện Kbang xác định một số diện tích không có công trình thủy lợi, thường xuyên thiếu nước cho sản xuất lúa như: cánh đồng làng Kung (xã Sơ Pai) có diện tích 14 ha; đất lúa 1 vụ (khoảng 35 ha), nằm rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn phụ thuộc vào nước tự nhiên và các ao đào.

Nhận định mùa khô năm 2024 có khả năng xuất hiện hạn hán diện rộng, UBND huyện Kbang chủ động xây dựng kế hoạch phòng-chống hạn. Ảnh: Minh Phương

Nhận định mùa khô năm 2024 có khả năng xuất hiện hạn hán diện rộng, UBND huyện Kbang chủ động xây dựng kế hoạch phòng-chống hạn. Ảnh: Minh Phương

Bên cạnh đó, diện tích gần 25 ha của một số cánh đồng nằm trong khu tưới các công trình thủy lợi cũng có khả năng thiếu nước vào cuối vụ gồm: khu vực cuối cánh đồng Đê Bar (làng Leng, xã Tơ Tung); khu vực cuối cánh đồng Đăk Phan, cánh đồng thôn 2, 3 (xã Sơn Lang); cánh đồng Đăk Bok (xã Krong)…

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, phòng ban chuyên môn của huyện tăng cường theo dõi và cảnh báo về hạn hán giúp người dân chủ động sản xuất; thực hiện tốt công tác thông tin tình hình diễn biến thời tiết khô hạn, thiếu nước trong mùa khô để người dân sử dụng nước tiết kiệm và chuyển đổi cây trồng cạn.

Cùng với đó, UBND huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, huy động nhân nhân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi trên địa bàn; đồng thời bố trí nhân lực, vật lực, phương tiện và kinh phí để thực hiện các biện pháp chống hạn và giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán gây ra trong mùa khô.

Mặt khác, tăng cường khuyến cáo người dân không gieo trồng lúa nước tại các khu vực không chủ động được nước tưới, thực hiện chuyển đổi sang trồng các loại cây chịu hạn có giá trị kinh tế cao và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, biện pháp canh tác, biện pháp phòng trừ sâu bệnh và phòng-chống hạn...

Có thể bạn quan tâm