Sau nhiều thời gian nghiên cứu, mày mò anh Phạm Văn Tiệp (30 tuổi, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã trồng hàng trăm cây na Thái trên núi đá. Điều lạ là na trồng núi đá không phải tưới nước, ra trái to bự bán với giá từ 50.000-70.000 đồng/ký, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
|
Những cây na Thái nhỏ một năm tuổi mới được anh Tiệp, Phạm Văn Tiệp (30 tuổi, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) trồng và chăm sóc. Tất cả giống na này đều được anh Tiệp cất công xuống các tỉnh miền Tây để lựa chọn giống phù hợp. Trước đó, anh Tiệp từng bị thất bại do mua phải giống na trôi nổi, không rõ nguồn gốc tại miền Tây, vì vậy sau khi đưa về Lâm Đồng chăm sóc thì cây đã chết sau một thời gian. |
|
Anh Tiệp cho biết, năm 2014, sau khi tim hiểu trên mạng, sách báo anh đã biết đến cây na Thái, nhận thấy vùng đất của gia đình mình có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên đã mạnh dạn mua hơn 300 cây về trồng thử trên diện tích 3.000m2. Thế nhưng, giống na Thái anh mua tại miền Tây lại được được tưới bằng nước lợ. Vì vậy, khi đưa về trồng anh đã tưới nước ngọt để chăm sóc nên cây đã chết gần hết. Xác định được nguyên nhân, anh Tiệp đã lặn lội tiếp tục tìm kiếm giống na chất lượng hơn để về trồng. |
|
Cầm những quả na Thái to 500 - 600g trong tay, anh Tiệp chia sẻ: "Nhà tôi có 5ha đất trồng cà phê. Đất vừa rộng mà lại không có người làm. Nhận thấy cây na Thái phù hợp với khí hậu nóng, đất đá , tốn ít công chăm sóc nên tôi đã trồng thử, rất may là thành công và bước đầu cho hiệu quả tốt. Khu vườn của tôi nằm lọt thỏm giữa những quả đồi, có địa hình lòng chảo nên rất nóng. Cây na khi trồng vào mùa khô lại không phải tưới nước nên đỡ được rất nhiều chi phí về nhân công. Hiện tôi đang tiếp tục trồng, nhân rộng mô hình ra hơn 2ha". |
|
Cũng theo anh Tiệp, Phạm Văn Tiệp (30 tuổi, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) trong vườn của anh hiện không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân chuồng và phân bón lá cho cây. Tất cả những quả na nhỏ không đạt yêu cầu sẽ được vặt bỏ. Đảm bảo làm sao trên cây chỉ nuôi từ 30 - 40 quả để đảm bảo quả na phát triển tốt. Những quả na Thái chỉ lớn bằng ngón chân cái là sẽ được anh Tiệp bọc bằng bao tự hủy, giúp sâu bệnh không xâm nhập, tránh các loại côn trùng. |
|
Anh Tiệp cho biết, cây na Thái tại Lâm Đồng không giống như na Thái tại trồng Sa Pa, không có ngủ đông. Tại tỉnh Lâm Đồng, do thời tiết nắng nóng nên cây na bị rụng lá sinh lý. Tuy nhiên, vào tháng 2 hàng năm chỉ cần xuất hiện cơn mưa đầu mùa thì cây sẽ ra lá non và bắt đầu ra hoa. Sau 3 tháng ra hoa, người trồng có thể có thu liên tiếp trong 4 - 5 tháng. |
|
Hiện nay, tùy vào nhu cầu đặt hàng của khách mà anh Tiệp sẽ cắt quả và bán với giá khác nhau. Với những đơn hàng đưa vào các siêu thị, yêu cầu khắt khe về size, mẫu mã thì anh Tiệp bán với giá từ 65.000 - 70.000 đồng/ký (quả từ 400 - 700 gam). Đối với hàng bán chợ và cho người dân (300gam) sẽ được bán với giá 50.000 - 55.000 đồng/ký. |
|
Trong năm 2020, với 300 cây na Thái đang cho thu hoạch chính, anh Tiệp đã bán được cho siêu thị hơn 600kg, bán ra chợ khoảng 1.500kg. Hiện trên những cây na Thái trong vườn của anh Tiệp vẫn còn khoảng 2 tấn quả và đang tiếp tục ra hoa, trái nhỏ. |
|
"Cây na Thái là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế ban đầu khá cao, thế nhưng muốn phát triển thì phải tìm hiểu sâu về nó. Theo tôi biết, tại địa phương cũng có nhiều người trồng na Thái trên đất đỏ, thế nhưng không có quả nhiều, cành thường bị thui đọt. Vườn của tôi nhiều đá nhưng lại là đất đen, phù hợp với loại cây này. Vì vậy, tôi hy vọng diện tích tôi mới trồng sẽ phát triển mạnh", anh Tiệp chia sẻ. |
Theo Văn Long (Dân Việt)