Đây là loài cá lăng đuôi đỏ có giá trị cao nhất trên sông Sê San. Hành trình săn chúng vô cùng khó khăn nhưng nếu có kết quả lại hoàn toàn xứng đáng.
Cá lăng đuôi đỏ hay còn gọi là cá lăng nha đuôi đỏ hay cá lăng chiên (Danh pháp khoa học hai lần: Hemibagrus microphthalmus) là một loài cá trong họ cá Lăng. Loài "thủy quái" được tìm thấy ở khu vực sông Irrawaddy, sông Sittang và sông Salween của Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan.
"Thủy quái" cá lăng đuôi đỏ là loài cá nhiệt đới phân bố ở châu Á, đặc biệt là các nước ở lưu vực sông Mê Kông. Ở Việt Nam, chúng phân bố rộng rãi ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ nhẹ miền Nam.
Đêm nào cũng có những đoàn cần thủ túc trực ngày đêm để săn loại "thủy quái" có giá trị cao nhất trên sông nhưng cũng vô cùng khó bắt này. Thậm chí họ còn đầu tư hàng chục triệu đồng vào bộ đồ nghề câu cá của mình.
Những cần thủ sẵn sàng ôm cần thức trắng xuyên đêm để phục kích "thủy quái" sông Sê San mà nếu may mắn có thể trúng con cá hàng chục ký. Giá của cá lăng đuôi đỏ từ 300 - 400 nghìn đồng/kg (thậm chí 700 nghìn đồng/kg) nên một con cá cũng có thể có giá vài triệu hay vài chục triệu đồng.
Cá lăng đuôi đỏ là cá có thân dài, đầu dẹp, da trần không có vảy, có 4 đôi râu với 1 đôi ở mũi, 1 đôi ở hàm và 2 đôi ở cằm. Loài này sống ở tầng giữa, sống đơn độc.
Thân dài, phần đầu và thân trước dẹp bằng, phần sau dẹp bên, nhất là cuốn đuôi, đầu rất rộng và trơn, miệng dưới hơi rộng, hình cung tròn, môi thịt phủ trên hai hàm và nối liền ở gốc miệng.
Mắt của cá lăng đuôi đỏ trung bình, không phủ da, nằm chếch phía đỉnh đầu, có 4 đôi râu, râu mũi dài đến viền trước mắt, râu hàm trên gốc bẹt cứng kéo dài quá gốc vây hậu môn, râu cằm ngoài dài quá gốc vây ngực, râu cằm trong chưa tới hết nắp mang.
Đặc điểm phân biệt đơn giản của loài "thủy quái" này so với các loài cá lăng khác chính là chiếc đuôi cá màu đỏ, vây lớn cùng kích thước "khủng" ở các cá thể trưởng thành.
Mặc dù ở nước ta thì cá lăng được nuôi nhiều ở sông Bình Di, huyện An Phú, An Giang với gần 200 bè nhưng cá lăng tự nhiên vẫn là loài cá được người mua ưa chuộng nhất và sẵn sàng mua với giá cao hơn thị trường.
Cá lăng đuôi đỏ sống đơn độc ở tầng nước giữa chứ không bơi thành đàn, nên để bắt loài cá này càng trở nên khó khăn.
Ở Tây Nguyên, người đồng bào Mnông còn có cách săn cá lăng đuôi đỏ rất độc đáo bằng cách cưỡi thuyền độc mộc, tay cầm lao có nối dây để phóng xuống nước khi gặp cá. Có rất nhiều trường hợp bắt được những con cá trên 40 kg.
Thịt cá lăng đuôi đỏ trắng, dai, giòn và có hương vị đặc trưng và có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các dòng cá lăng với hơn 245 loại khác nhau sinh sống tại khắp các vùng trên thế giới.
Theo Thùy Dung (TH/Dân Việt)