Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Mở kim tự tháp Maya, phát hiện "đường vào" một thế giới khác chưa từng biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thành phố cổ Kiuic của người Maya ở bán đảo Yucatan (Mexico) có thể ẩn chứa một thành phố cổ khác, lâu đời hơn triều đại từng thống trị nơi đây.

Phá vỡ một góc kim tự tháp Maya có niên đại từ năm 800 sau Công Nguyên, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư - tiến sĩ George Bey từ Đại học Millsaps (Mỹ) đã phát hiện ra... một tòa cung điện.
 

Hình ảnh phục dựng cung điện cổ đại ẩn mình bên trong kim tự tháp - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Hình ảnh phục dựng cung điện cổ đại ẩn mình bên trong kim tự tháp - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Nói với National Geographic, nhóm nghiên cứu cho biết họ vô cùng kinh ngạc. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao một vị vua nào đó lại xây kim tự tháp trên nóc cung điện của mình? Và tại sao lại niêm phong nó hoàn toàn trong kim tự tháp?
 

Một trong những mảnh gốm cổ được khai quật từ cung điện - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Một trong những mảnh gốm cổ được khai quật từ cung điện - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC


Trước đó, kết quả phân tích một số mảnh gốm cho thấy nền móng của kim tự tháp này xưa hơn bản thân công trình tới 300 năm, nên các nhà khảo cổ quyết định tìm hiểu bí ẩn bên trong nó, mà ban đầu họ cho là một cấu trúc ngầm mang tính lễ nghi nào đó.

Quá trình phân tích tiếp theo mở ra một hướng đi bất ngờ nhất: một vị vua khác của Kiuic là chủ nhân của tòa cung điện. Vài thế kỷ sau, một vị vua khác đã xây kim tự tháp trên chính cung điện cũ, vì một trong 2 lý do: một là vị vua sau thuộc về một dòng dõi khác, muốn xóa bỏ những tàn tích cũ; hai là ông là con cháu của vị vua xây cung điện, muốn tạo nên một mối liên hệ với thế lực cũ, nâng cao sức mạnh của mình.

 

Một kiến trúc đổ nát khác tại Kiuic - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Một kiến trúc đổ nát khác tại Kiuic - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC


Giả thuyết thứ 2 được cho là hợp lý hơn bởi cung điện bên trong vẫn nguyên vẹn. Tòa cung điện ẩn gồm 3 tòa nhà, một bên là đền thờ, bên kia là khu nhà ở của gia đình hoàng gia và một tòa nhà lớn là nơi đặt ngai vàng.

Nói với Express, nhóm nghiên cứu tin rằng có thể ở Yucatan còn ẩn chứa một xã hội Maya rộng lớn khác thuộc về một thời kỳ chưa từng được biết đến, cổ xưa và hùng mạnh không kém gì xã hội Maya ở phương Nam, tức những người sống ở khu vực rừng già Guatemala. Với Kiuic, đến giờ vẫn chưa rõ niên đại của nó, nhưng những tàn tích hiện tại thì mới hơn nhiều so với các di tích ở Guatemala. Thành phố đã bị bỏ hoang một cách bất ngờ từ 1.200 năm về trước.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm