Nên ăn gì, kiêng gì để ngăn ngừa sỏi mật?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sỏi túi mật có thể gây khó chịu với các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn.
 
Sỏi mật có thể gây đau, khó chịu và các triệu chứng là đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sỏi mật có thể gây đau, khó chịu và các triệu chứng là đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Túi mật có chức năng lưu trữ và tiết ra mật giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Các vấn đề có thể ảnh hưởng đến túi mật bao gồm sỏi mật và ung thư, nhưng lựa chọn chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa những điều này, theo Medical News Today.
Sỏi mật có thể gây đau, khó chịu và các triệu chứng là đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những lý do khác khiến gây ra sỏi mật.
Nghiên cứu, được thực hiện tại 3 bệnh viện ở thành phố Tehran, gồm bệnh viện Taleghani, Shohadaye -Tajrish và Shahid Modarress (Iran) vào năm 2010, cho thấy những người theo chế độ ăn uống lành mạnh ít có nguy cơ mắc bệnh túi mật hơn.
Sau đây là những loại thực phẩm mà bạn cần phải tránh để ngăn ngừa bệnh này, theo The Health Site.
1. Carbs tinh chế
Chất đường bột tinh chế có thể làm tăng nguy cơ rối loạn túi mật.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn 40 gram đường trở lên mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi mật.
Nên tránh một số loại thực phẩm như đường và các loại carbs tinh chế khác để giúp bảo vệ túi mật. Những loại này cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, theo The Health Site.
• Đường và chất ngọt
• Bột mì trắng
• Ngũ cốc tinh chế
• Bánh quy và bánh ngọt
• Kẹo và sô cô la
2. Chất béo không lành mạnh
Chất béo chuyển hóa cao, góp phần vào sự hình thành sỏi túi mật, thường có trong:
• Thịt đỏ, mỡ
• Thịt chế biến
• Thực phẩm chế biến khác
• Sản phẩm sữa nguyên kem và kem
• Đồ chiên
• Thức ăn nhanh
• Nước sốt
• Đồ nướng, theo The Health Site.
3. Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến không lành mạnh và chứa quá nhiều natri và chất béo bão hòa. Hãy tránh xa những thực phẩm này để bảo vệ túi mật.
4. Thịt đỏ có nhiều mỡ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến và trứng, có nguy cơ sỏi mật cao hơn.
Các loại thực phẩm này rất khó tiêu và cần thêm nhiều thời gian để cơ thể có thể tiêu hóa nó. Vì vậy, tránh thịt đỏ để bảo vệ túi mật khỏe mạnh, theo The Health Site.
5. Sữa nguyên kem
Các sản phẩm sữa nguyên kem rất khó bị phá vỡ và có thể dẫn đến sự hình thành sỏi mật. Vì vậy, hãy thay thế bằng các sản phẩm sữa ít béo.
Nên ăn gì để tránh bị sỏi mật?
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh, gồm nhiều trái cây và rau quả tươi, nước ép trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, gia vị và các loại đậu, sẽ giúp bảo vệ túi mật, theo Medical News today.
Nghiên cứu của tổ chức Women’s Health Initiative, ở 160.000 phụ nữ sau mãn kinh, cho thấy tiêu thụ nhiều protein thực vật làm giảm nguy cơ mắc bệnh túi mật.
Ăn nhiều chất xơ làm giảm bùn túi mật, giúp giảm nguy cơ phát triển sỏi mật.
Chất béo không bão hòa, như omega-3, có thể giúp bảo vệ túi mật.
Nghiên cứu, được dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Leitzmann từ Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), khảo sát khoảng 46.000 nam giới, cho thấy nam giới uống 2 - 3 tách cà phê có nguy cơ bị sỏi mật thấp hơn 4% so với không uống cà phê thường xuyên; và uống 4 tách trở lên mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 45%. Tuy nhiên, người đã mắc sỏi mật, uống cà phê không có tác dụng.
Lượng canxi đầy đủ trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ sức khỏe túi mật.
Khi nào đi khám bác sĩ
Không phải tất cả mọi người bị sỏi mật đều nhận thấy các triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng xảy ra, có thể bao gồm:
• Buồn nôn
• Đau bụng
• Vàng da
• Sốt
Nếu thấy những triệu chứng này nên đi gặp bác sĩ.
Sau khi cắt bỏ túi mật
Những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật vẫn có thể tiêu hóa thức ăn, nhưng cần:
• Ăn nhiều bữa nhỏ
• Ăn ít chất béo
• Tránh cafein
• Tránh thức ăn cay hoặc béo
• Ăn thêm chất xơ
Nếu thấy phân có những giọt dầu hoặc có bọt, nên đi gặp bác sĩ ngay, theo The Health Site.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm