Sức khỏe

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sầu riêng có kỵ với rượu bia?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

'Sầu riêng được mệnh danh là 'vua của các loại trái cây'. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng loại quả ngon này cũng thật 'khó tính', phải biết cách ăn mới không gây hại cho sức khỏe'. Hãy bắt đầu ngày mới 9.7 với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 10 siêu thực phẩm hàng đầu được hàng ngàn chuyên gia dinh dưỡng bình chọn; Người đàn ông nhảy cầu tiếp nước sai kỹ thuật, phải cắt bỏ 1 tinh hoàn; Cô gái biết được căn bệnh thực sự mình mắc nhờ người lạ trên Facebook...
 

Khoa học nói gì về việc ăn sầu riêng với uống rượu bia?

Sầu riêng được mệnh danh là 'vua của các loại trái cây'. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng loại quả ngon này cũng thật 'khó tính', phải biết cách ăn mới không gây hại cho sức khỏe. Và sau đây là những lưu ý quan trọng khi ăn sầu riêng.

Đã ăn sầu riêng không nên uống bia rượu! Có nhiều lý do cho điều này:

Một hợp chất trong sầu riêng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác say

Sự thật là nếu bạn uống rượu sau khi ăn sầu riêng, hãy chuẩn bị tinh thần vì điều này có thể khiến bạn bị say cắm đầu.


 

 Đã ăn sầu riêng không nên uống bia rượu! Ảnh: SHUTTERSTOCK
Đã ăn sầu riêng không nên uống bia rượu! Ảnh: SHUTTERSTOCK


Trở lại năm 2009, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tsukuba, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng nhiều người mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn nghiêm trọng do uống rượu sau khi đã ăn sầu riêng, theo chuyên trang World Of Buzz.

Một nghiên cứu sau đó cũng đã phát hiện ra rằng sầu riêng chứa hợp chất lưu huỳnh Diethyl Disulfide - có thể cản trở quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể. Từ đó khiến cho acetaldehyde độc ​​hại đi vào máu. Đây là thứ khiến cơn say của bạn tồi tệ hơn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 9.7.

 

10 siêu thực phẩm hàng đầu được hàng ngàn chuyên gia dinh dưỡng bình chọn

Cuộc khảo sát hằng năm lần thứ 10 về “Xu hướng dinh dưỡng” do tổ chức về thực phẩm và sức khỏe của Mỹ - Pollock Communications and Today's Dietitian - thực hiện đã cung cấp cái nhìn toàn vẹn hơn về xu hướng hiện nay.

Với ý kiến của 1.173 chuyên gia dinh dưỡng (CGDD), đây là tập hợp dữ liệu toàn diện nhất từ ​​các chuyên gia dinh dưỡng đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Với trọng tâm là sức khỏe và khả năng miễn dịch, và phương châm “ăn để phòng bệnh”, các CGDD ủng hộ chế độ ăn dựa trên thực vật, và bình chọn ra 10 siêu thực phẩm hàng đầu sau đây, theo tạp chí Real Simple (Mỹ).

 

Thực phẩm lên men như sữa chua và kim chi chiếm vị trí đầu tiên, có thể là do lợi ích tăng cường hệ miễn dịch và đường ruột. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Thực phẩm lên men như sữa chua và kim chi chiếm vị trí đầu tiên, có thể là do lợi ích tăng cường hệ miễn dịch và đường ruột. Ảnh: SHUTTERSTOCK


Thực phẩm lên men. Thực phẩm lên men như sữa chua và kim chi chiếm vị trí đầu tiên, có thể là do lợi ích tăng cường hệ miễn dịch và đường ruột. Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y Stanford (Mỹ), một chế độ ăn uống giàu thực phẩm lên men làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật và cải thiện khả năng miễn dịch. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.7.

Người đàn ông nhảy cầu tiếp nước sai kỹ thuật, phải cắt bỏ 1 tinh hoàn

Khi tập luyện môn nhảy cầu, người đàn ông ở Đức đã tiếp nước sai kỹ thuật. Ông không khép hai chân lại nên khiến bìu đập mạnh xuống mặt nước. Hậu quả là một bên tinh hoàn bị vỡ và phải phẫu thuật cắt bỏ.

Ông Thorsten Legat, 53 tuổi, sống ở Đức, có vợ và 2 người con. Mọi chuyện bắt đầu khi ông đăng ký tham gia chương trình truyền hình RTL Turmsprung ở thành phố Cologne (Đức).


 

 Ông Thorsten Legat, 53 tuổi, đã phải cắt 1 tinh hoàn vì tiếp nước sai kỹ thuật khi nhảy cầu. Ảnh: MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ông Thorsten Legat, 53 tuổi, đã phải cắt 1 tinh hoàn vì tiếp nước sai kỹ thuật khi nhảy cầu. Ảnh: MINH HỌA: SHUTTERSTOCK


Để tham gia, ông Legat phải tập luyện nhảy cầu. Tấm ván nhảy cầu cao cách mặt nước 3 m. Trong ngày tập luyện thứ hai, ông Legat nhảy xuống nước nhưng tiếp nước sai kỹ thuật. Hậu quả là khiến bìu va đập mạnh xuống nước.

“Tôi nhảy xuống nước và quên không khép chân lại. Tôi nghe tiếng va chạm lớn khi mình tiếp nước, sau đó thì cảm thấy rất đau”, ông Legat kể lại.

Ban đầu, ông không bận tâm nhiều về cơn đau này, thậm chí còn tập nhảy thêm vài lần nữa. Nhưng khi về đến nhà, ông Legat bắt đầu nhận thấy có gì đó không ổn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp nội dung bài viết này bạn nhé!

Theo M.Phúc (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm