Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Nghệ sĩ của làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyễn Tấn Phát thuộc thế hệ 8X, nhà chỉ cách làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) khoảng 2km, gọi là nghệ nhân cũng được với những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, gọi là nghệ sĩ cũng chả sai với những tác phẩm điêu khắc và hội họa. Ở lĩnh vực nào, Phát cũng có dấu ấn riêng với nhiều giải thưởng uy tín như 2 lần giải nhất  thiết kế mẫu thủ công mỹ nghệ Hà Nội (2014, 2019), Giải khuyến khích Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc 2019, chung kết triển lãm Dogma 2019...

Phát gửi gắm nhiều trăn trở vào những bức tranh treo ở nhà.
Phát gửi gắm nhiều trăn trở vào những bức tranh treo ở nhà.


Phát kể: "Cái duyên đến với nghề của em cũng tình cờ. Ông nội em hay đi vẽ ở đền chùa, bố em cũng khéo tay lắm nhưng lại theo nghề sắt xây dựng, còn em theo học sơn mài ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Cuối năm thứ nhất, em đã đi làm thêm, làm cho một anh chuyên làm mô hình sa bàn kiến trúc, làm mấy năm quen chơi với một số anh chị trên phố cổ có cửa hàng trang sức. Em học được chút nghề thủ công và cũng hiểu về thị hiếu khách nước ngoài”.
 

 Tác phẩm điêu khắc đòi hỏi sáng tạo, khéo léo và kiên trì.
Tác phẩm điêu khắc đòi hỏi sáng tạo, khéo léo và kiên trì.


Phát quyết định ứng dụng sơn mài lên vỏ dừa, vỏ gỗ... tạo ra những đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai... mang dấu ấn riêng của mình. Phát chọn gỗ làm chất liệu chính vì nguyên liệu truyền thống sơn mài là cốt gỗ, độ bám của sơn lên gỗ tốt, gỗ là chất liệu thân thiện với người Việt.

Cái hay của Phát là những sản phẩm Phát làm ra rất gần gũi với người dùng và mang nhiều tiện ích. Con ngựa, con chó, con mèo... mang vẻ ngoài rất đáng yêu, không chỉ là vật trang trí, mà là hộp để đồ luôn.

 

Tác phẩm thời COVID-19.
Tác phẩm thời COVID-19.



Phát bảo: Cái may của em là được làm việc trong hai môi trường: Thợ của làng nghề - nghệ nhân; và sáng tác của nghệ sĩ. Với em, phải biết kết hợp cả hai, để phá cách và thành công. Mảng nghệ nhân, tay nghề rất tốt do làm lâu năm quen tay nhưng bị hạn chế bởi thiết kế, ý tưởng. Nghệ sĩ thì bay bổng, sáng tạo nhưng nhiều khi thể hiện không bằng nghệ nhân.

 

Phát thích làm những sản phẩm đáng yêu, ngộ nghĩnh.
Phát thích làm những sản phẩm đáng yêu, ngộ nghĩnh.



Sinh ra trong một gia đình nghèo, đi lên từ con số 0 đúng nghĩa; Phát không mất vốn đầu tư bởi cậu theo phương châm: Nhỏ mà bền. Từ miếng gỗ, vỏ dừa bé bằng bàn tay có thể kiếm ở làng, đến vỏ trứng nhặt ở ở hàng ăn, tích tiểu thành đại. Phát chấp nhận làm cái nhỏ để nuôi tác phẩm lớn, bỏ qua cả những lời đàm tiếu kiểu như “họa sĩ mà làm ba cái nhỏ lẻ thế à”...

 

Và Phát thích làm những sản phẩm đáng yêu, nhiều màu sắc.
Và Phát thích làm những sản phẩm đáng yêu, nhiều màu sắc.



Còn nỗi niềm thẳm sâu, những câu chuyện về số phận con người, Phát “gửi” vào những bức tranh trừu tượng và bán trừu tượng.

Phát nhấn mạnh: Quan trọng là tư duy, nếu biết kết hợp ý tưởng và chất liệu thì họa sĩ có thể sống được bằng nghề.

 

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nghe-si-cua-lang-827699.ldo

Theo Việt Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm