Xã hội

Lao động - Việc làm

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghị định số 110/2024/NĐ-CP của Chính phủ về công tác xã hội có hiệu lực từ ngày 15-10-2024 quy định cụ thể 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội, trong đó có quy định nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi.

Cụ thể, 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội gồm: Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

nguoi-hanh-nghe-cong-tac-xa-hoi-bi-nghiem-cam-loi-dung-viec-cung-cap-dich-vu-cong-tac-xa-hoi-de-truc-loi-anh-nguon-chinhphuvn-1334.jpeg
Người hành nghề công tác xã hội bị nghiêm cấm lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi. Ảnh nguồn chinhphu.vn

Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thỏa thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo Nghị định, điều kiện để hành nghề công tác xã hội gồm: Có trình độ chuyên môn chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác; bảo đảm sức khỏe; có năng lực hành vi dân sự; không vi phạm pháp luật... và phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm