Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Nhà văn Trần Thị Trường và những xúc cảm bằng... màu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sau nhiều năm sống bằng nghề làm báo và viết văn, nhà văn Trần Thị Trường bất ngờ lại với hội họa mắt triển lãm "Những cảm xúc bằng màu" với hơn 40 bức tranh tĩnh vật được giới hội họa đánh giá cao.

Ngôn ngữ biểu đạt ngoài hình thức các con chữ ra còn có những hình thức khác, trong đó có hội họa. (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)
Ngôn ngữ biểu đạt ngoài hình thức các con chữ ra còn có những hình thức khác, trong đó có hội họa. (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)



Trần Thị Trường vốn là một người viết văn, làm báo. Người ta biết đến chị qua những tác phẩm văn chương cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn mang một sắc thái riêng, rất nữ tính, tinh tế nhưng cũng đầy cá tính và góc cạnh.

Những truyện ngắn như:“Thời gian ngoảnh mặt,” “Thị Lộ,” “Sóng vỗ mạn thuyền,” “Nô tỳ được trang sức...” hay các tiểu thuyết “Lời cuối cho em,”“Kẻ mắc chứng điên,”“Phố…” của nhà văn Trần Thị Trường đã để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả.


 

 Tranh tĩnh vật được trưng bày trong triển lãm. (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)
Tranh tĩnh vật được trưng bày trong triển lãm. (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)



Từng đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật nhưng rồi người đàn bà vốn lo toan và đảm đang đó đã bỏ học giữa chừng bởi gánh nặng gia đình và trở thành người đàn bà viết.

Không chỉ viết văn, Trần Thị Trường còn là cây bút sắc sảo-cộng tác viên của nhiều tờ báo lớn. Những chân dung văn nghệ sĩ qua giọng văn Trần Thị từng được độc giả và cả những nhân vật chính yêu thích bởi sự khen chê đúng mực, những nhận xét chính xác và tinh tế.


 

Trần Thị Trường quay trở lại với hội họa sau nhiều năm làm báo và viết văn.(Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)
Trần Thị Trường quay trở lại với hội họa sau nhiều năm làm báo và viết văn.(Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)


Bất ngờ, sau nhiều năm sống bằng nghề báo và văn, Trần Thị Trường quay trở lại với hội họa.

Lý giải điều này, chị cho biết “ tôi chưa bao giờ ngừng viết, chưa bao giờ thôi hy vọng các con chữ là một phương tiện hữu hiệu có thể tác động đến đời sống con người. Nhưng ngôn ngữ biểu đạt ngoài hình thức các con chữ ra còn có những hình thức khác, trong đó có hội họa.” 



 

Tác phẩm trưng bày trong triển lãm
Tác phẩm trưng bày trong triển lãm "Những cảm xúc bằng màu." (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)



Chị tâm sự: “Năm nay, không biết bắt đầu từ đâu, nhưng bỗng nhiên tôi cảm thấy nhất định tôi phải quay về với hội họa. Giống như một ơn soi sáng mà tôi nhận được từ “đâu đó” khiến cho tôi có những xúc cảm mà chỉ bằng ngôn ngữ tạo hình của hội họa mới biểu đạt được.”

 

Chân dung tự họa. (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)
Chân dung tự họa. (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)



Bỏ vẽ đã lâu, trải qua những lúng túng rất ngắn ban đầu, đồng thời gặp được người hướng dẫn tâm đắc, đó là họa sĩ Hải Kiên, giảng viên trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương nên Trần Thị Trường nhanh chóng tìm lại được phong độ của mình.

 

Tác phẩm
Tác phẩm "Bên cửa sổ." (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)


Chỉ trong 6 tháng chị đã cho ra đời hơn 40 bức tranh tĩnh vật, được người yêu hội họa và giới chuyên môn đánh giá cao. Có bức vẽ xong đã có ngay nhà sưu tập tìm đến.

Đối tượng miêu tả của Trần Thị Trường hầu hết là những đồ vật có mặt trong đời sống của chị, hoặc phong cảnh mà chị gặp hằng ngày.


 

Tác phẩm trưng bày trong triển lãm
Tác phẩm trưng bày trong triển lãm "Những cảm xúc bằng màu". (Ảnh:Quỳnh An/Vietnam+)



Sắp tới, trung tuần tháng 12/ 2019 chị sẽ bày một Triển lãm cá nhân mang tên “Những xúc cảm bằng màu”.

Chị cho biết: “Dù có những thăng trầm nhưng tôi nhận thấy “Cuộc đời màu hồng” (La vie En Rose), như cách mà danh ca huyền thoại người Pháp- Edith Piaf nhận thấy sau những đau khổ của bà. Triển lãm là để tôi trưng bầy các xúc cảm ấy thông qua các đồ vật, tôi cho rằng mọi đồ vật xung quanh tôi đều có linh hồn, tôi vẽ cái linh hồn của nó, và tôi thấy nó rất đẹp".

Quỳnh An (Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm