Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Những kiến nghị về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội Nhà báo Việt Nam nhận được một số kiến nghị và băn khoăn liên quan đến quy định "người đứng đầu cơ quan báo chí không đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại một cơ quan báo chí".

Một gian trưng bày tại Hội Báo Xuân. (Ảnh minh họa: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)
Một gian trưng bày tại Hội Báo Xuân. (Ảnh minh họa: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi vừa ký Công văn số 500/CV-HNBVN gửi Ban Tuyên giáo Trung ương tổng hợp, báo cáo phản ánh kiến nghị của một số cơ quan báo chí về vướng mắc khi triển khai Quy định số 101-QĐ/TW và Hướng dẫn số 116-HD/BTGTW.

Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp là những nội dung được một số cơ quan báo chí kiến nghị.

Thời gian qua, các Quy định số 101-QĐ/TW ngày 28/2/2023 của Ban Bí thư về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí và Hướng dẫn số 116-HD/BTGTW ngày 15/9/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện một số điều trong Quy định 101-QĐ/TW nêu trên đã tạo ra những chuyển biến tích cực.

Các quy định, hướng dẫn góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí có bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tuy nhiên, trong quá trình cùng với các cơ quan báo chí trong cả nước triển khai thực hiện, Hội Nhà báo Việt Nam nhận được một số báo cáo, kiến nghị và băn khoăn về một số điểm sau:

Thứ nhất, quy định “Người đứng đầu cơ quan báo chí không đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại một cơ quan báo chí.

Thứ hai, quy định “Có trình độ lý luận chính trị cao cấp (không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo)".

Theo quy định hiện hành, các hội, hiệp hội là tổ chức xã hội-nghề nghiệp không được thụ hưởng ngân sách, hoàn toàn tự chủ tài chính.

Bên cạnh đó, cán bộ của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp không thuộc đối tượng được cử đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị nên các cơ quan báo chí (đặc biệt là tạp chí) của các tổ chức hội, hiệp hội trên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quy hoạch, đào tạo thế hệ kế cận đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm.

Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan báo chí của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định còn phải là người am hiểu, có chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành Trung ương cũng gặp nhiều khó khăn khi luân chuyển vị trí công tác đối với Tổng Biên tập của bộ, ngành đã đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ. Bởi lẽ, Tổng Biên tập thuần túy hoạt động trong lĩnh vực báo chí sẽ không phù hợp với công tác chuyên môn của bộ, ngành.

Hội Nhà báo Việt Nam tổng hợp các phản ánh, kiến nghị, báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương xem xét, quan tâm chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, giúp các cơ quan báo chí sớm ổn định tổ chức bộ máy, tiếp tục làm tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm